Đầy rẫy rủi ro khi tham gia vay online?

Một số trang mạng đang có dịch vụ cho vay tín dụng, hình thức lập hồ sơ online khi khách hàng làm hồ sơ xong thì các tổ chức này bắt phải có tiền chứng minh rồi khi chuyển xong các đối tượng này tắt liên lạc, bên cạnh đó nếu khách hàng ko nộp tiền thì bị đe doạ như gọi cho các số điện thoại trong danh bạ đa kê khai hoặc đưa hình ảnh lên mạng xã hội. Luật sư có ý kiến gì về thực trạng trên?

0
436

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những chia sẻ cá nhân với truyền thông về những ứng dụng cho vay đang bùng nổ hiện nay. Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

Một số trang mạng đang có dịch vụ cho vay tín dụng, hình thức lập hồ sơ online khi khách hàng làm hồ sơ xong thì các tổ chức này bắt phải có tiền chứng minh rồi khi chuyển xong các đối tượng này tắt liên lạc, bên cạnh đó nếu khách hàng ko nộp tiền thì bị đe doạ như gọi cho các số điện thoại trong danh bạ đa kê khai hoặc đưa hình ảnh lên mạng xã hội. Luật sư có ý kiến gì về thực trạng trên?

Trả lời:

Hiện nay, những website hoặc ứng dụng cho vay online đang nở rộ bởi: (i) Thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng; (ii) Nhanh chóng nhận được tiền cho vay; (iii) Không có bất kì một giới hạn nào về địa lý hay thời gian. Chính vì vậy, mặc dù vay thông qua hình thức này hiển hiện những rủi ro dễ thấy như: lãi suất cao, nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân, những điều khoản cam kết vô lý, … nhưng vẫn rất nhiều người lựa chọn cách thức vay này, đặc biệt là trong trường hợp họ đang gấp rút cần tiền.

Do hình thức cho vay này được thực hiện qua các ứng dụng, website nên còn nhiều nhập nhằng về mặt pháp lý, bởi đây có thể là một cách thức để mở rộng việc kinh doanh, đa dạng khách hàng của một số tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng đa phần, việc cho vay qua các ứng dụng, website này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, núp bóng tín dụng đen, cụ thể:

(i) Về chủ thể được phép cho vay lấy lãi:

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NNNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Theo đó, chỉ một số tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mới được phép cho vay, bao gồm: Ngân hàng thương mại; ngân hàng hợp tác; tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổ chức tài chính vi mô; quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh ngân hàng nước ngoài …

Ngoài ra, các cá nhân cũng có thể cho vay lẫn nhau theo quy định về Hợp đồng cho vay tài sản quy định tại Điều 463 BLDS 2015.

Như vậy, những ứng dụng, website cho vay liệu có thoả mãn điều kiện về chủ thể để thực hiện việc cho vay?

(ii) Về lãi suất cho vay

Lãi suất trần được phép được quy định tại Điều 466 BLDS 2015 như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.” Tức là 20%/ năm.

Tuy nhiên, những ứng dụng và website trên thường có lãi suất rất cao, hoặc có nhiều tiểu xảo như thu các khoản phí các nhau đối với người đi vay, mặc dù tên gọi khác nhưng bản chất những phí này có thể coi là lãi. Nhưng những người đi vay thường ở vị trí yếu thế ngay từ đầu nên mới phải lựa chọn hình thức cho vay trên, nên khi những tranh chấp xảy ra, họ chỉ còn biết chịu đựng, chật vật trả nợ, chứ ít ai nghĩ đến hoặc có khả năng tìm đến sự bảo vệ của pháp luật.

Như vậy có thể thấy ngay chính website, ứng dụng cho vay đã tồn tại nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng các đối tượng thậm chí còn có thể sử dụng công cụ này để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.

Doanh nghiệp bất động sản có nên được ưu tiên giảm lãi suất?

Đối với trường hợp, các tổ chức cho vay qua mạng yêu cầu khách hàng đặt cọc tiền sau đó cắt liên lạc với khách hàng và chiếm đoạt số tài sản này. Hành vi này đã cấu thành “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 BLHS 2015, nạn nhân nên nhanh chóng trình báo công an, kể cà trong trường hợp số tiền bị chiếm đoạt không nhiều nhưng hành vi này có thể được coi là “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” bởi vì thông qua hình thức này mà có thể có rất nhiều người bị lừa đảo, gom lại thành một số tiền lớn; gây nhiễu loạn không gian trực tuyến, vốn đã tồn tại nhiều tai tiếng về mức độ an toàn.

Ngoài ra, việc lạm dụng thông tin cá nhân mà khách hàng cung cấp, sử dụng hình ảnh khách hàng với nội dung bôi nhọ, xúc phạm là trái pháp luật. Bộ luật dân sự quy định hình ảnh của người khác là bất khả xâm phạm, khi sử dụng phải được sự đồng ý của người khác. Cá nhân người vay có thể kiện đòi bồi thường danh dự, nhân phẩm của mình.

Xã hội phát triển, công nghệ phát triển, các hình thức vi phạm pháp luật cũng ngày càng tinh vi, tốt nhất mọi người nên tránh xa những website, ứng dụng cho vay hoặc ít nhất cũng phải có sự tìm hiểu kĩ càng, đừng để bị cuốn theo cái bẫy “nhanh chóng, tiện lợi” của công nghệ. Đặc biệt, người đi vay phải có ý thức rõ ràng về những rủi ro sau:

(i) Thứ nhất, mặc dù có căn cứ để có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, nhưng với mức độ tinh vi, phức tạp của công nghệ thì không bảo đảm việc can thiệp thành công, có thể xảy ra những trường hợp như: không thể truy gốc, không đủ chứng cứ …

(ii) Thứ hai, đánh mất thông tin cá nhân là không thể lấy lại, và cũng không ai lường trước được những hệ luỵ kèm theo, như bị sử dụng để lừa đảo đối tượng hoặc người thân đối tượng, mua bán, sử dụng trái phép …