Điểm nhấn quan trọng trong Nghị định mới của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014

0
339

Ngày 19/10/2015 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó Nghị định này bao gồm 21 Điều quy định chi tiết về một số điều của Luật Doanh nghiệp. Nghị định bao gồm những nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng gồm: Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan , tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Luật Doanh nghiệp. Quy định về con dấu trong Nghị định này áp dụng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư. Tổ chức, đơn vị , thành lập thành lập theo các Luật sau đây không áp dụng quy định về con dấu trong Nghị định này mà thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu: Luật công chứng; Luật luật sư; Luật giám định tư pháp; Luật kinh doanh bảo hiểm; Luật chứng khoán; Luật hợp tác xã
Thứ hai, Nghị định quy định tiết về các quy định doanh nghiệp xã hội
– Chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội
– Tiếp nhận viện trợ tài trợ.
– Đăng ký doanh nghiệp xã hội.
– Công khai, cam kết, thực hiện mục tiêu xã hội , môi trường của doanh nghiệp xã hội
– Chấm dứt cam kết mục tiêu thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội.
– Chuyển cơ sở bảo trợ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội.
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thế đối với doanh nghiệp xã hội.
– Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông , doanh nghiệp xã hội.
– Công khai hoạt động của doanh nghiệp xã hội.
– Theo dõi , giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội.
Thứ ba, về các quy định về con dấu.
– Số lượng, hình thức , nội dung, mẫu con dấu doanh nghiệp.
– Số lượng, hình thức, nội dung , mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Hình ảnh, ngôn, ngữ, không sử dụng trong nội dung mẫu con dấu.
– Quản lý và sử dụng con dấu.
Thứ ba, quy định về hạn chế sở hữu chéo của các công ty.
Thứ tư , là một số quy định liên quan đến quản lý Nhà nước.
– Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
– Phối hợp, chia sẻ thông tin về hoạt động của doanh nghiệp giữa các cơ quan đơn vị.
– Xây dựng hệ thống quản lý rủi do về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
Điểm đáng chú ý quan trọng trong Nghị đinh 96/2015 là việc Chính phủ đã có nhứng quy định chặt chẽ trong vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc nhất định trên cơ sở căn cứ pháp luật quy định.
– Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên truyền, và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật.
– Cán bộ , công chức không được quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, đặt ra thêm các thủ tục, điều kiện ngoài quy định và có hành vi gây khó khăn phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận hồ sơ và giái quyết thủ tục cho doanh nghiệp.
– Mỗi cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm theo dõi , giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Hoạt động theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu không được gây ảnh hưởng bất lợi hoặc cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Đây có thể xem là một trong những lợi thế đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
Nghị định này thay thế cho Nghị định số 102/2010 NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số Điều của Luật Doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2015.

Mời Quý vị xem nội dung tư vấn của luật sư SBLAW về luật doanh nghiệp: