Điều kiện đầu tư Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm

0
317

Câu  hỏi : Luật sư có thể cho chúng tôi biết về  Điều kiện đầu tư Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm?

Luật sư trả lời: Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm chủ thể đâu tư kinh doanh trong lĩnh vực này cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh sau:

Điều kiện đầu tư Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm:

* Điều kiện đối với phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

1.1. Có diện tích tối thiểu là 12m2 (không bao gồm diện tích để thực hiện các công việc hành chính liên quan đến xét nghiệm);

1.2. Có cửa ra vào, cửa sổ chắc chắn và có khóa, tường, bàn xét nghiệm phải bằng phẳng, không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn;

1.3. Có bồn nước rửa tay, vòi rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu;

1.4. Có điện và nước sạch; đường ống cấp nước trực tiếp cho phòng xét nghiệm phải có van chống chảy ngược để bảo vệ hệ thống nước công cộng;

1.5. Có các thiết bị phòng, chống cháy nổ.

  1. Điều kiện về trang thiết bị:

2.1. Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được xét nghiệm;

2.2. Có các dụng cụ chứa chất thải đáp ứng tiêu chuẩn quy định đối với từng loại chất thải;

2.3. Có thiết bị để khử trùng dụng cụ và bệnh phẩm;

2.4. Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với các kỹ thuật xét nghiệm thực hiện trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I.

  1. Điều kiện về nhân sự

Người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm và có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp I trở lên của các cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định cấp, trừ các đối tượng đã có giấy xác nhận đã qua đào tạo, tập huấn ở nước ngoài về an toàn sinh học từ cấp I trở lên do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp.

* Điều kiện đối với phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

4.1. Có diện tích tối thiểu là 20m2 (Không bao gồm diện tích để thực hiện các công việc hành chính liên quan đến xét nghiệm);

4.2. Có cửa ra vào, cửa sổ chắc chắn và có khóa, tường, bàn xét nghiệm phải bằng phẳng, không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn;

4.3. Có bồn nước rửa tay, vòi rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu;

4.4. Có điện và nước sạch; đường ống cấp nước trực tiếp cho phòng xét nghiệm phải có van chống chảy ngược để bảo vệ hệ thống nước công cộng;

4.5. Có các thiết bị phòng, chống cháy nổ.

4.6. Có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung;

4.7. Phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm khác của cơ sở xét nghiệm;

4.8. Có biển báo nguy hiểm sinh học theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 92/2010/NĐ-CP trên cửa ra vào của phòng xét nghiệm.

  1. Điều kiện về trang thiết bị:

5.1. Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được xét nghiệm;

5.2. Có các dụng cụ chứa chất thải đáp ứng tiêu chuẩn quy định đối với từng loại chất thải;

5.3. Có tủ an toàn sinh học cấp II và nồi hấp ướt tiệt trùng;

5.4. Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.

  1. Điều kiện về nhân sự

Người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm và có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp II trở lên của các cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định cấp, trừ các đối tượng đã có giấy xác nhận đã qua đào tạo, tập huấn ở nước ngoài về an toàn sinh học từ cấp II trở lên do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp.

* Điều kiện đối với phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

7.1. Có hai phòng là phòng thực hiện xét nghiệm và phòng đệm trước khi vào phòng thực hiện xét nghiệm. Trong đó phòng thực hiện xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu là 20m2;

7.2. Có cửa ra vào, cửa sổ chắc chắn và có khóa, tường, bàn xét nghiệm phải bằng phẳng, không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn;

7.3. Có bồn nước rửa tay, vòi rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu;

7.4. Phải có hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng hóa chất đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước thải chung;

7.5. Phải tách biệt với các phòng xét nghiệm khác của cơ sở xét nghiệm, nếu trong cùng một tòa nhà thì phải được bố trí tại cuối hành lang nơi ít người qua lại;

7.6. Trước khi vào phòng xét nghiệm phải qua phòng đệm. Phòng đệm phải có áp suất thấp hơn so với bên ngoài;

7.7. Phòng xét nghiệm phải bảo đảm kín để tiệt trùng; áp suất không khí trong phòng xét nghiệm phải thấp hơn áp suất không khí trong phòng đệm;

7.8. Hệ thống cửa phải bảo đảm các điều kiện sau:

7.8.1. Toàn bộ cửa sổ và cửa ra vào phải sử dụng vật liệu chống cháy, vỡ;

7.8.2. Có biển báo nguy hiểm sinh học theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trên cửa ra vào của phòng xét nghiệm;

7.8.3. Phải có hệ thống đóng mở tự động đối với cửa phòng đệm và phòng xét nghiệm. Hệ thống này phải bảo đảm nguyên tắc trong cùng một thời điểm chỉ có thể mở được cửa phòng đệm hoặc cửa phòng xét nghiệm;

7.9. Hệ thống thông khí phải bảo đảm các điều kiện sau:

7.9.1. Phải thiết kế theo nguyên tắc một chiều; không khí ra khỏi phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III phải qua hệ thống lọc đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thải ra môi trường;

7.9.2. Có hệ thống kiểm soát hướng của luồng khí cung cấp vào phòng xét nghiệm;

7.9.3. Có hệ thống báo động khi nhiệt độ, áp suất của phòng xét nghiệm không đạt chuẩn;

7.10. Có vòi tắm cho trường hợp khẩn cấp trong khu vực phòng xét nghiệm và lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

  1. Điều kiện về trang thiết bị:

8.1. Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được xét nghiệm;

8.2. Có các dụng cụ chứa chất thải đáp ứng tiêu chuẩn quy định đối với từng loại chất thải;

8.3. Có tủ an toàn sinh học cấp II trở lên và nồi hấp ướt tiệt trùng đặt trong phòng xét nghiệm;

8.4. Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III.

  1. Điều kiện về nhân sự

Người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm và có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp III trở lên của các cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định cấp, trừ các đối tượng đã có giấy xác nhận đã qua đào tạo, tập huấn ở nước ngoài về an toàn sinh học từ cấp III trở lên do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp.

* Điều kiện đối với phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp IV

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

10.1. Có hai phòng là phòng thực hiện xét nghiệm và phòng đệm trước khi vào phòng thực hiện xét nghiệm. Trong đó phòng thực hiện xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu là 20m2;

10.2. Có cửa ra vào, cửa sổ chắc chắn và có khóa, tường, bàn xét nghiệm phải bằng phẳng, không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn;

10.3. Có bồn nước rửa tay, vòi rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu;

10.4. Phải có hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng hóa chất đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước thải chung;

10.5. Phải tách biệt với các phòng xét nghiệm khác của cơ sở xét nghiệm, nếu trong cùng một tòa nhà thì phải được bố trí tại cuối hành lang nơi ít người qua lại;

10.6. Trước khi vào phòng xét nghiệm phải qua phòng đệm. Phòng đệm phải có áp suất thấp hơn so với bên ngoài;

10.7. Có vòi tắm cho trường hợp khẩn cấp trong khu vực phòng xét nghiệm và lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

10.8. Phải có phòng tắm và thay đồ giữa phòng đệm và phòng xét nghiệm;

10.9. Ngoài việc bảo đảm các quy định tại điểm g khoản 1 phần III nêu trên, hệ thống thông khí của phòng xét nghiệm còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

10.9.1. Có hệ thống thông khí không tuần hoàn riêng cho tủ an toàn sinh học cấp III.

10.9.2. Có hệ thống cung cấp khí độc lập cho bộ quần áo bảo hộ có khả năng cung cấp thêm 100% lượng khí trong trường hợp xảy ra sự cố về an toàn sinh học.

  1. Điều kiện về trang thiết bị:

11.1. Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được xét nghiệm;

11.2. Có các dụng cụ chứa chất thải đáp ứng tiêu chuẩn quy định đối với từng loại chất thải;

11.3. Có tủ an toàn sinh học cấp III và tủ hấp ướt hai cửa;

11.4. Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV.

  1. Điều kiện về nhân sự

Người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm và có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học cấp IV của các cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định cấp, trừ các đối tượng đã có giấy xác nhận đã qua đào tạo, tập huấn ở nước ngoài về an toàn sinh học cấp IV do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp.

Câu  hỏi : Luật sư có thể cho chúng tôi biết về  kinh doanh dịch vụ tiêm chủng ?

Luật sư trả lời :  Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng  là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi chủ đầu tư kinh doanh cần đáp ững những điều kiện kinh doanh sau:

  1. Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ tiêm chủng cố định
  2. Cơ sở vật chất:

1.1. Khu vực chờ trước khi tiêm phải bố trí đủ chỗ ngồi cho ít nhất 50 đối tượng trong một buổi tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió và thông thoáng;

1.2. Khu vực thực hiện tư vấn, khám phân loại có diện tích tối thiểu 8 m2;

1.3. Khu vực thực hiện tiêm chủng có diện tích tối thiểu 8 m2;

1.4. Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có diện tích tối thiểu 15 m2.

1.5. Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng sinh thì không thực hiện theo các điểm a, b, c và d Khoản này mà theo quy định sau: Bố trí phòng tiêm hoặc bàn tiêm vắc xin riêng, nơi tiêm chủng bảo đảm đủ ấm cho trẻ, có nơi khám phân loại cho trẻ, tư vấn cho các bà mẹ hoặc người nhà của trẻ.

Các khu vực quy định tại mục 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều.

  1. Trang thiết bị:

2.1. Phương tiện bảo quản vắc xin theo quy định: tủ lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin. Đối với Trạm Y tế xã chưa có tủ lạnh thì phải có phích vắc xin hoặc hòm lạnh để bảo quản vắc xin theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 12/2014/TT-BYT;

2.2. Thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn và các vật tư cần thiết khác;

2.3. Hộp chống sốc và phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế;

2.4. Dụng cụ chứa vỏ lọ vắc xin, chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế.

  1. Nhân sự:

3.1. Số lượng: có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;

3.2. Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có giấy chứng nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng do các cơ sở quy định cấp.

  1. Trường hợp cơ sở tiêm chủng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên còn phải đáp ứng các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Cơ sở tiêm chủng cố định có thể bố trí nhiều điểm tiêm chủng, mỗi điểm tiêm chủng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các mục 1, 2 và 3 nêu trên.
  3. Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ tiêm chủng cố định
  4. Cơ sở vật chất:

1.1. Khu vực chờ trước khi tiêm phải bố trí đủ chỗ ngồi cho ít nhất 50 đối tượng trong một buổi tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió và thông thoáng;

1.2. Khu vực thực hiện tư vấn, khám phân loại có diện tích tối thiểu 8 m2;

1.3. Khu vực thực hiện tiêm chủng có diện tích tối thiểu 8 m2;

1.4. Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có diện tích tối thiểu 15 m2.

1.5. Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng sinh thì không thực hiện theo các điểm a, b, c và d Khoản này mà theo quy định sau: Bố trí phòng tiêm hoặc bàn tiêm vắc xin riêng, nơi tiêm chủng bảo đảm đủ ấm cho trẻ, có nơi khám phân loại cho trẻ, tư vấn cho các bà mẹ hoặc người nhà của trẻ.

Các khu vực quy định tại mục 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều.

  1. Trang thiết bị:

2.1. Phương tiện bảo quản vắc xin theo quy định: tủ lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin. Đối với Trạm Y tế xã chưa có tủ lạnh thì phải có phích vắc xin hoặc hòm lạnh để bảo quản vắc xin theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 12/2014/TT-BYT;

2.2. Thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn và các vật tư cần thiết khác;

2.3. Hộp chống sốc và phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế;

2.4. Dụng cụ chứa vỏ lọ vắc xin, chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế.

  1. Nhân sự:

3.1. Số lượng: có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;

3.2. Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có giấy chứng nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng do các cơ sở quy định cấp.

  1. Trường hợp cơ sở tiêm chủng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên còn phải đáp ứng các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Cơ sở tiêm chủng cố định có thể bố trí nhiều điểm tiêm chủng, mỗi điểm tiêm chủng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các mục 1, 2 và 3 nêu trên.

 

Câu  hỏi : Luật sư có thể cho chúng tôi biết về  kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế?

Luật sư trả lời:  Kinh doan chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi các chủ thể phải  đáp ứng các điều kiện kinh doanh sau:

  1. Điều kiện đối với sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
  2. Người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
  3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu sau:

2.1. Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;

2.2. Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

2.3. Trang thiết bị bảo hộ lao động;

2.4. Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;

2.5. Phương tiện vận chuyển;

2.6. Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

  1. Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng hàng hóa;
  2. Có biện pháp quản lý về phòng, chống cháy nổ, sự cố hóa chất, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  3. Điều kiện đối với kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
  4. Người phụ trách về an toàn hóa chất có trình độ trung học trở lên về chuyên ngành hóa chất, trừ trường hợp kinh doanh các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn thông dụng bao gồm: hương xua muỗi, bình xịt diệt côn trùng, kem xua côn trùng, tấm hóa chất xua muỗi dùng điện, dung dịch xua muỗi dùng điện, màn tẩm hóa chất diệt muỗi và bả diệt gián, ruồi;
  5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu sau:

2.1. Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;

2.2. Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

2.3. Trang thiết bị bảo hộ lao động;

2.4. Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;

2.5. Phương tiện vận chuyển;

2.6. Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

  1. Có biện pháp quản lý về phòng chống cháy nổ, sự cố hóa chất, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đầu tư kinh doanh: 

* Nguyên tắc vận chuyển hóa chất

  1. Vận chuyển hóa chất phải tuân thủ các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.
  2. Chỉ được thực hiện việc vận chuyển hóa chất sau khi đã được đóng gói, dán nhãn theo quy định tại Thông tưsố 08/2012/TT-BYT.
  3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở vận chuyển) khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất từ một nghìn ki-lô-gam (1.000kg)/xe/lần vận chuyển trở lên phải có giấy phép vận chuyển hóa chất.
  4. Cơ sở vận chuyển khi thực hiện việc vận chuyển hóa chất dưới 1.000kg/xe/lần không cần phải có giấy phép vận chuyển hóa chất nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định tại Mục II Thông tưsố 08/2012/TT-BYT.
  5. Không được dùng xe rơ móc để vận chuyển hóa chất.
  6. Không được vận chuyển các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện.
  7. Không được vận chuyển hóa chất cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác.

* Yêu cầu đối với bao gì, thùng chứa hoặc container (công-ten-nơ) chứa trong quá trình vận chuyển

  1. Phải được làm bằng các vật liệu bảo đảm phù hợp với từng loại hóa chất theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 29/2011/TT-BYT ngày 30/6/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
  2. Phải được dán hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất theo Mẫu số 1 của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tưsố 08/2012/TT-BYT. Kích thước của hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất là 100mm x 100mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất và dán trên container là 250mm x 250mm.
  3. Phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm theo Mẫu số 2 của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm là 100mm x 100mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất và dán trên container là 250mm x 250mm.
  4. Phải có báo hiệu nguy hiểm theo Mẫu số 3 của Phụ lục 1 của Thông tưsố 08/2012/TT-BYTở vị trí phía dưới biểu trưng bày nguy hiểm. Kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300mm x 500mm.

* Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

  1. Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằngvật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm.
  2. Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn cháy, nổ.
  3. Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải được bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây điện phải đảm bảo đúng tiết diện, cách điện phải tốt, lõi dây phảilàm bằng đồng, trừ dây nối với bình ắc quy.
  4. Sàn và kết cấu của khoang chứa hàng phải làm bằng vật liệu không bắt lửa và không phát sinh tia lửa do ma sát.
  5. Có biện pháp che chắn tránh mưa, nắng.
  6. Có dây tiếp đất đối với phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
  7. Có biểu trưng và biển báo theo quy định đối với phương tiện chuyên dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm.
  8. Có trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định. Riêng đối với xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484:1999 “Khí đốt hóa lỏng – xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng”.
  9. Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển.
  10. Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển.
  11. Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500mm x 500mm.

* Quy định về quá trình vận chuyển hóa chất

  1. Trong quá trình vận chuyển hóa chất, người điều khiển phương tiện vận chuyển hóa chất phải tuân thủ các quy định sau:

23.1. Phải di chuyển theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển hóa chất giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa;

23.2. Không được dừng, đỗ xe với khoảng cách dưới một trăm mét (100 m) so với nơi tập trung đông người như chợ, siêu thị, nơi đang tổ chức lễ, hội, trường học, bệnh viện hoặc nguồn nước sinh hoạt, trừ trường hợp phải dừng, đỗ xe theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ hoặc để giao hàng tại chợ, siêu thị.

  1. Phương tiện chuyên chở hóa chất phải được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà trong trường hợp bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.