Luật SHTT xác định, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ sử dụng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý).
Như vậy, để kết luận một sản phẩm, hàng hoá nào đó là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) thì phải đồng thời đáp ứng hai điều kiện:
1 – Nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ.
a. Tương tự về cấu trúc (dấu hiệu mà người tiêu dùng nhìn thấy):
Là dấu hiệu tương tự được coi là mạnh nhất mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy được. Trong một nhãn hiệu có cấu trúc về từ ngữ, hình ảnh, màu sắc…
Việc đánh giá dấu hiệu tương tự về cấu trúc trong phần chữ của nhãn hiệu được tính theo cách:
– Tỷ lệ % số lượng chữ trùng nhau trong tổng số chữ;
– Trật tự sắp xếp các chữ cái.
b. Tương tự về cách phát âm (dấu hiệu mà người tiêu dùng nghe thấy):
Đây là dấu hiệu mà người tiêu dùng có thể nghe thấy. Dấu hiệu tương tự về cách phát âm có thể không liên quan gì đến cấu trúc của nhãn hiệu,
c. Tương tự về ý nghĩa (dấu hiệu làm người tiêu dùng liên tưởng đến):
d. Tương tự về giá cả hàng hóa/dịch vụ:
Hàng hóa/dịch vụ được coi là tương tự về giá cả trong cách đánh giá dấu hiệu tương tự đối với nhãn hiệu, chúng được đánh giá theo nguyên tắc: giá cả của hàng hóa/dịch vụ càng thấp thì mức độ tương tự càng cao và ngược lại.
2 – Mặt hàng gắn nhãn hiệu, dấu hiệu đó trùng với mặt hàng mà chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) gắn nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể kết luận hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) cần phải có mặt hàng thật cùng loại để so sánh.