Xử lý hàng giả đối với khẩu trang y tế

0
755

Xử lý vi phạm đối với khẩu trang y tế và thiết bị y tế đang diễn ra tương đối phức tạp, luật sư Nguyễn Thanh Hà chủ tịch SBLAW đã trả lời truyền hình thông tấn về nội dung này.

SBLAW trân trọng giới thiệu.

Hàng giả hàng nhái là câu truyện không hiếm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh, đối với những sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người dân, việc làm giả hàng nhái sẽ gây tác hại như thế nào thưa ông?

Trả lời:

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, nhu cầu cho những trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu như khẩu trang y tế, bộ bảo hộ y tế, nước sát khuẩn, … tăng mạnh. Tuy nhiên, trên thị trường lại phát hiện nhiều lô hàng những sản phẩm này bị làm giả, làm nhái, không đảm bảo chất lượng, hiện tượng này là trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình chống dịch hiện tại.

Với mức độ lây nhiễm nhanh của biến thể Delta hiện nay, các ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh và khó kiểm soát, vì thế việc khẩu trang y tế hay nước rửa tay không đảm bảo sẽ càng làm gia tăng nguy cơ cho người dân bị lây nhiễm phức tạp dù họ đã cẩn thận bảo vệ bản thân nhưng vẫn không hiểu nguyên do vì sao mình bị lây nhiễm, lây nhiễm từ lúc nào. Điều này xảy ra tương tự, và thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với những y bác sĩ, tình nguyện viên, … đang ở tuyến đầu chống dịch, nguy cơ phơi nhiễm với dịch bệnh trong lực lượng vốn dĩ đã rất cao, nếu những thiết bị bảo hộ trong quá trình làm việc của họ còn không được đảm bảo, sẽ trực tiếp đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của họ, từ đó có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, công tác điều trị bệnh nhân.

Với số lượng lây nhiễm tăng cao như hiện nay, ngành y tế và các ngành khác đều đang gồng mình để xoay xở đối phó với dịch bệnh, việc những vật tư y tế bị làm giả, làm nhái trà trộn vào thị trường đang ngầm ẩn phá hoại công sức, nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh của tất cả mọi người.

Theo ông, những chế tài hiện nay đối với hoạt động sản xuất hàng giả hàng nhái đã đủ sức răn đe chưa?

Trả lời:

Hiện nay, chế tài đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định trong Nghị định 98/2020/NĐ – CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 15/10/2020.

Theo đó, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể chia thành buôn bán, sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng; buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa và buôn bán, sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Tùy từng hành vi cũng như số lượng hàng hóa mà có mức phạt khác nhau. Ví dụ buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại Điều 9 của Nghị định có mức phạt cao nhất là 70 triệu động tương đương với số lượng hàng thật có trị giá là 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Số tiền phạt tăng gấp hai nếu hàng giả thuộc các trường hợp:

  • Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
  • Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Ngoài ra, có các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tiêu hủy tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi,…

Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194) hoặc Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195) tùy theo hành vi của đối tượng vi phạm.

Chế tài hiện nay dựa theo giá trị hàng hóa khi lực lượng chức năng kiểm tra để đưa ra mức phạt.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, số lượng hàng hóa giả trên thực tế kinh doanh của cơ cơ sản xuất, buôn bán có thể lớn hơn rất nhiều và đã kinh doanh một thời gian dài trước đó.

Do đó, cần tăng mức phạt để đảm bảo tính răn đe đối với cá nhân, pháp nhân vi phạm cũng như tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với hành vi trục lợi từ những sản phẩm chống dịch (chẳng hạn như khẩu trang giả) cần có giải pháp như thế nào để hạn chế? Theo ông vấn đề đạo đức kinh doanh cần phải được nới gỡ.

Trả lời:

Trước tiên, đối với những hành vi trục lợi từ những sản phẩm chống dịch cần nghiêm khắc xử lý theo đúng quy định của pháp luật để thể hiện rõ tính nghiêm minh của pháp luật, trực tiếp răn đe những đối tượng vi phạm khác.

Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán, bán đúng giá niêm yết và hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là trang thiết bị, vật tư y tế, … dùng để phòng, chữa bệnh COVID-19.

Bên cạnh đó, Tổng cục quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT phải có trách nhiệm tuyên truyền cho người tiêu dùng để họ biết rõ những nguy cơ mà họ có thể gặp khi đi mua hàng trong thời gian chống dịch.

Đó có thể là thông báo về những hành vi trục lợi, đầu cơ tiềm tàng tại khu vục, hoặc cung cấp phương thức mà người dân có thể liên hệ với Tổng cục QLTT, Cục QLTT khi những hành vi vi phạm xảy ra, cụ thể, hiện nay, trên website của Tổng cục QLTT tại địa chỉ www.dms.gov.vn; www.qltt.vn cũng đăng tải công khai số điện thoại đường dây nóng của Tổng cục QLTT và các Cục QLTT các tỉnh, thành phố để sẵn sàng tiếp nhận những thông tin, phản ánh của người dân.

Điều này sẽ giúp gia tăng niềm tin của người dân vào cơ quan nhà nước khiến cho những người tiêu dùng, và những người tiêu dùng trong tương lai có thể an tâm, không bị trục lợi.

Vấn đề đạo đức kinh doanh cần phải được xác định như thế nào đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh?

Trả lời:

Đạo đức kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gặp thách thức và mâu thuẫn càng sâu sắc khi mà dịch bệnh Covid 19 diễn ra.

Tuy nhiên, không vì thế mà đơn vị lại bất chấp vi phạm những đạo đức kinh doanh cơ bản cần có để đánh đổi lấy vài đồng bạc trước mắt, bất chấp những khó khăn mà chính khách hàng, cộng đồng của mình gặp phải.

Vậy nên, đạo đức kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid như hiện nay vẫn cần được giữ vững và đảm bảo ba yếu tố cốt lõi: tính trung thực, tôn trọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội.

Đặt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, thì các đơn vị cần noi theo Chính phủ, đạo đức kinh doanh của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh cần thể hiện tinh thần mà Thủ tướng đã đặt ra:“Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân”.

Thông điệp mạnh mẽ ấy truyền đi với ý nghĩa đề cao sức khoẻ, tính mạng của người dân; một Chính phủ vì dân, lo cho dân, để không còn đói cơm, nhạt muối, bệnh tật.

Theo tinh thần của thông điệp đó, các cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng cần chung tay với cộng đồng, đảm bảo cung ứng hàng hoá chất lượng; trợ giá; hỗ trợ hàng hoá về tận tay người dùng nhất là khi diễn biến Covid 19 hiện nay phức tạp, nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách nghiêm ngặt. Trong trường hợp các đơn vị nếu khi chưa thể hỗ trợ người dân thì điều tối thiểu là hãy giữ đạo đức kinh doanh ở mức cơ bản là không lợi dụng tình hình d