Doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng hơn trong hoạt động kinh doanh.

0
348

Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh đã gửi tờ trình Luật doanh nghiệp về việc sẽ sửa đổi một số điều trong Luật doanh nghiệp.

Cụ thể là sẽ sửa đổi bổ sung thêm một số khái niệm mới, đồng thời sửa đổi làm rõ và chính xác hóa một số khái niệm đã có như góp vốn , phần vốn góp, vốn điều lệ, doanh nghiệp nhà nước.

Mục tiêu của việc xây dựng Luật doanh nghiệp ( sửa đổi) là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Theo đó DN  vẫn được tạo điều kiện kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm và hạn chế.

Tuy nhiên cần cụ thể hóa danh mục các ngành nghề pháp luật không cấm và ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiến pháp nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định về quyền tự do kinh doanh của con người tại Điều 14 và Điều 33. Pháp luật chỉ hạn chế những ngành nghề có ảnh hưởng tới quốc phòng , an ninh quốc gia,trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Để quy định được thực hiện một các hiệu quả, tạo tính nhất quán thì cần một nguyên tắc để xác định các ngành ,nghề cấm kinh doanh.

Khái niệm Doanh nghiệp vì mục tiêu xã hội ( gọi tắt là doanh nghiệp xã hội) đã được bổ sung trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này. Khi luật hóa và được thừa nhận về mặt pháp lý thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp xã hội như một phương thức mới và góp phần cùng với Nhà nước trong giải quyết vấn đề xã hội và môi trường.

Đồng thời, dự thảo lần này cũng bãi bỏ một số yêu cầu trong  hoạt động thành lập và đăng kí doanh nghiệp. Cụ thể là thủ tục yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp,  không ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, kết hợp đồng thời thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thủ tục về thuế, đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội.

Bãi bỏ Điều  20 Luật Doanh nghiệp năm 2005, do đó với nhà đầu tư nước ngoài, tách giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và chứng nhận đầu tư.

Dự thảo cũng nêu yêu cầu bổ sung quy định cụ thể về giới hạn hoạt động của các công ty trong Nhóm công ty, kiểm soát các giao dịch nội bộ, chuyển giá; bổ sung quy định về mô hình công ty mẹ – con trong đó công ty mẹ chỉ thực hiện đầu tư tài chính chứ không tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đối chiếu về sự phù hợp giữa các quy định, khái niệm của dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) với các quy định của các Luật và dự án Luật có liên quan để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; đồng thời, luật hóa tối đa những nội dung đã áp dụng ổn định trong thực tiễn.