Doanh nghiệp tư nhân khác gì các loại hình doanh nghiệp khác ?

0
556

Câu hỏi: Phân biêt loại hình doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác.

hình ảnh mang tính chất minh họa

Trả lời:

Theo khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Các loại hình doanh nghiệp gồm:

– Doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty hợp danh.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.

– Công ty cổ phần        .

Tất cả các loại hình doanh nghiệp trên đều cần phải đăng ký kinh doanh.

Về điểm khác nhau:

Các loại hình doanh nghiệp

 

Chủ sở hữu Về trách nhiệm tài sản Tư cách pháp nhân Phát hành chứng khoán
Doanh nghiệp tư nhân Một cá nhân làm chủ sở hữu. Đồng thời là người đại diện của doanh nghiệp – Không cần chuyển quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu sang doanh nghiệp.

– Trách nhiệm tài sản là vô hạn.

– Không có tư cách pháp nhân. – Không được phát hành các loại chứng khoán.
Công ty hợp danh – Ít nhất 2 thành viên hợp danh. Đồng thời là người đại diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên thành viên hợp danh có một số quyền bị hạn chế theo luật.

– Không giới hạn số thành viên góp vốn.

-Các thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty.

– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm tài sản vô hạn.

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phần vốn  góp.

– Có tài sản độc lập và

có tư cách pháp nhân.

– Không được phát hành các loại chứng khoán.
Công ty TNHH một thành viên – 1 thành viên duy nhất làm chủ sở hữu.

– Người đại diện công ty là người giữ chức vụ lớn nhất trong công ty, trừ trường hợp có quy định khác trong điều lệ công ty.

– Các thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty.

– Trách nhiệm hữu hạn trong tài sản của công ty.

– Có tài sản độc lập và có tư cách pháp nhân. – Không được phát hành cổ phiếu.

– Được phát hành trái phiếu nếu như đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 90/2011/NĐ-CP.

Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên. – Số thành viên ít nhất là 2 và lớn nhất là 50.

– Người đại diện là chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Công ty Cổ phần – Số thành viên từ 3 trở lên.

– Các thành viên trong công ty là cổ đông.

– Các thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty.

– Trách nhiệm hữu hạn trong tài sản của công ty.

– Có tư cách pháp nhân. – Được huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng khoán.

– Các cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần.

 

Như vậy, có thể thấy khác biệt lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác đó là chủ sở hữu không cần chuyển quyền sở hữu tài sản của mình sang cho doanh nghiệp. Dẫn đến trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp là vô hạn và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.