Đòi lại nhãn hiệu bị đăng ký

0
355
Câu hỏi: Hiện đây tôi có một vấn đề cần tư vấn với công ty SB LAW – Chúng tôi là hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài, Hội có đối tác là nhà sản xuất sản phẩm chính quyền có đăng ký giấy tờ và nhãn hiệu đầy đủ ở nước ngoài, họ có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Việt Nam, những trong quá trình nghiên cứu thông tin thì phát hiện ra là ở Việt Nam thương hiệu của họ đang được một người đăng ký ở Cục sở hữu trí tuệ VN (chưa được chấp nhận). Họ muốn tìm hiểu cách thức giải quyết vấn đề này.
Mong công ty trợ giúp chúng tôi trong việc này và đưa ra chi phí sơ bộ của dịch vụ để Hội tham khảo.
Trả lời:  Theo thông tin do Quý Hội cung cấp, chúng tôi được biết hiện tại Quý Hội đang có nhu cầu được hỗ trợ, tư vấn trong việc nhãn hiệu của đối tác của Hiệp hộ đã bị đăng ký tại Việt Nam.Chúng tôi trân trọng gửi đến Quý Hội ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi như sau:

 1.Ý KIẾN SƠ BỘ CỦA SBLAW

 Trong vấn đề này, chúng tôi xin chia làm hai trường hợp như sau:

 1.1. Người nộp đơn tại Việt Nam có quan hệ thương mại với đối tác của Hiệp hội tại Liên Bang Nga:

 Nếu người nộp đơn tại Việt Nam có quan hệ thương mại với đối tác của Hiệp Hội mà nộp đơn cho đúng nhãn hiệu cho các sản phẩm/dịch vụ mà đối tác của Hiệp hội đang kinh doanh, chủ nhãn hiệu có thể tiến hành trong hai biện pháp dưới đây:

  • Yêu cầu đối tác Việt Nam chuyển nhượng lại đơn cho chủ nhãn hiệu đích thực
  • Nếu chủ đơn tại Việt Nam không hợp tác, chủ nhãn hiệu tiến hành việc khiếu nại tại Cục SHTT Viêt Nam yêu cầu hủy đơn trên cơ sở cạnh tranh không lành mạnh.

1.2. Người nộp đơn tại Việt Nam không có có quan hệ thương mại với đối tác của Hiệp hội:

Trong trường hợp này, chủ nhãn hiệu sẽ phải chứng minh việc mình đã sử dụng rộng rãi nhãn hiệu trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho các sản phẩm/dịch vụ liên quan trước ngày nộp đơn của người nộp đơn tại Việt Nam.

Các tài liệu cần thiết chứng minh cho việc sử dụng rộng rãi nhãn hiệu trên thế giới cũng như tại Việt Nam bao gồm:

Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

Vậy đề nghị Quý Hội kiểm tra với chủ nhãn hiệu xem sẽ xử lý theo phương án nào trong hai trường hợp nêu trên.

Chúng tôi hy vọng rằng các thông tin nêu trên sẽ hữu ích cho Quý Hội. Trong trường hợp cần trao đổi thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi.