Giới thiệu về Luật Hộ tịch năm 2014

0
396

Đăng ký hộ tịch là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi và lưu lại lại các sự kiện hộ tịch quan trọng của công dân.

Và hộ tịch còn được hiểu là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

Do đó, Ngày 20/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật hộ tịch năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Sau đây là một số điểm cần lưu ý:

Thứ nhất, Luật Hộ tịch quy định mọi công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam đều phải đăng ký hộ tịch với mức lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Thứ hai, đối với người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật hoặc công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn sẽ không phải nộp lệ phí.

Thứ ba, Các sự kiện phải đăng ký vào Sổ hộ tịch bao gồm: Khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; xác định lại giới tính; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự…

Thứ tư, việc đăng ký hộ tịch phải tôn trọng và đảm bảo quyền nhân thân của cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký; mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác.

Thứ năm, nghiêm cấm mọi hành vi đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ sáu, cá nhân được đăng ký hộ tịch qua mạng

Quý khách hàng có thể tải văn bản tại đây: Luật Hộ tịch 2014