Hội nghị VIAC và Hoạt động giảng dạy về trọng tài thương mại

0
815

Ngày 10/09/2016 vừa qua, VIAC đã có buổi làm việc với các giảng viên giảng dạy về giải quyết tranh chấp từ các cơ sở đào tạo luật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với mong muốn hỗ trợ công tác giảng dạy, nghiên cứu tìm hiểu về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại, VIAC đã dành thời gian lắng nghe và trao đổi với các giảng viên về những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động giảng dạy về trọng tài thương mại hiện nay.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nêu rằng đây không phải lần đầu tiên VIAC tiến hành các hoạt động hỗ trợ các cơ sở đào tạo luật, gặp gỡ các giảng viên đào tạo để cùng bàn về phương pháp đào tạo về trọng tài thương mại phù hợp, cách đây bốn năm, VIAC và giảng viên một số trường đã có buổi họp trao đổi về việc giảng dạy và nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại các cơ sở đào tạo luật. Và Hội nghị ngày hôm nay là sự tiếp nối công việc đó.

Ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị
Ông Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị

Với mong muốn triển khai hoạt động hỗ trợ các cơ sở đào tạo luật trong hoạt động giảng dạy về trọng tài thương mại, VIAC đã cùng ngồi lại với đại diện giảng viên từ các trường tại thành phố Hà Nội để lắng nghe và trao đổi sâu hơn về việc học và giảng dạy bộ môn này.

Ông Vũ Ánh Dương - Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trình bày tại hội nghị
Ông Vũ Ánh Dương – Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trình bày tại hội nghị
Bà Vũ Thị Hằng, Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trình bày tại Hội nghị
Bà Vũ Thị Hằng, Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trình bày tại Hội nghị

Trước khi bước vào phần thảo luận, GS.TS Lê Hồng Hạnh – Chủ tịch Hội đồng Khoa học Pháp lý VIAC, Trọng tài viên VIAC cũng đã có phần nhân định đa diện về thực tiễn đào tạo về trọng tài thương mại hiện nay. Ông cho rằng, trọng tài thương mại không còn là phương thức mới hay lạ lẫm ở Việt Nam. Với lịch sử phát triển lâu dài trên thế giới và một số năm không nhỏ – hơn 50 năm, hiện diện, vận động và phát triển ở Việt Nam, cũng như đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trọng tài thương mại – phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án đang trở nên phổ biến hơn và song hành, phát triển cùng sự hội nhập ngày một tăng cao. Như vậy, việc thiếu hụt kiến thức về trọng tài thương mại sẽ là một yếu điểm cho các nhà hành nghề luật trong tương lai.

GS. TS Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học pháp lý, Trọng tài viên VIAC
GS. TS Lê Hồng Hạnh – Chủ tịch Hội đồng Khoa học pháp lý, Trọng tài viên VIAC

Tham dự hội nghị có đại diện là giảng viên đến từ các cơ sở đào tạo luật như Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia, Khoa Luật Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Luật Đại học Ngoại Thương, Học viện Tư pháp, Khoa luật Học viện Ngoại giao. Các giảng viên có mặt, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và đánh giá quá trình giảng dạy về giải quyết tranh chấp đã đưa ra những nhận định và yêu cầu hỗ trợ từ phía VIAC trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, học tập về phương thức trọng tài thương mại. Dưới đây là một số hình ảnh tại phiên trao đổi, thảo luận.

TS. Võ Sỹ Mạnh - Khoa Luật, Đại học Ngoại thương phát biểu ý kiến tại hội nghị
TS. Võ Sỹ Mạnh – Khoa Luật, Đại học Ngoại thương phát biểu ý kiến tại hội nghị
Giảng viên Nguyễn Tiến Vinh - Khoa luật, Đại học Quốc gia phát biểu ý kiến tại hội nghị
Giảng viên Nguyễn Tiến Vinh – Khoa luật, Đại học Quốc gia phát biểu ý kiến tại hội nghị
PGS. TS Nguyễn Bá Diến - Khoa Luật, Đại học Quốc gia phát biểu ý kiến tại hội nghị
PGS. TS Nguyễn Bá Diến – Khoa Luật, Đại học Quốc gia phát biểu ý kiến tại hội nghị
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Thực tế cho thấy, việc đào tạo chuyên sâu hơn về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đã được bắt đầu trong vài năm gần đây, tuy nhiên do tính chất đặc thù của phương thức cũng như một số nguyên nhân khách quan khác, các giảng viên, học viên, sinh viên đôi khi bị hạn chế trong việc tiếp cận học liệu chuyên sâu và các bài học thực tiễn. Với những phản ánh, nguyện vọng của các giảng viên, VIAC trong thời gian tới sẽ có kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ phù hợp để cùng với các cơ sở đào tạo luật nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn nói trên.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW với tư cách là Giảng viên thỉnh giảng học viên tư pháp môn trọng tài thương mại cũng tham gia buổi hội thảo.

Luật sư Hà cũng đề xuất các phương án hợp tác và hỗ trợ từ phía VIAC cho các giảng viên trong đó có giảng viên Học viện tư pháp.

Theo: Viac.vn