Hút shisha gây thương tích cho người khác

0
498

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời phỏng vấn trong Chương trình Tòa tuyên án về vụ án Hút shisha gây thương tích cho người khác. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Ông Hoàng Hữu Mạnh và bà Đậu Thùy Minh kết hôn 19 năm, có 1 con gái là Hoàng Phương Thùy, 18 tuổi. Ông Mạnh là người thường xuyên rượu bia, nên sau khi tan làm, thường tụ tập bạn bè uống rượu, tối muộn mới về nhà, nên bà Minh chán. Khi Thùy đang học lớp 12 thì bà Minh có tình cảm với ông Công. Ông Mạnh biết được, bà Minh và ông Mạnh đã nhiều lần cãi nhau. Ông Mạnh sau đó đã li hôn, về sống với bố mẹ đẻ.

Thùy ở với bà Minh. Vài tháng sau, ông Công cũng chuyển đến ở cùng. Thùy luôn tỏ ra khó chịu với ông Công, thường xuyên có hành vi chống đối.

Ngày Thùy đi học, tối Thùy lại rủ bạn bè tụ tập. Từ chỉ ngồi trà đá vỉa hè chém gió, Thùy bắt đầu vào những nơi sang chảnh như cà phê, bar… Từ chỉ uống nước trà, sinh tố, Thùy bắt đầu thử đến rượu… Bà Minh khuyên thì Thùy bảo: “đời mẹ mẹ tự lo, đời con con tự chịu”. Còn ông Công khuyên thì Thùy có lúc không nói gì, có lúc buông 1 câu “ông không phải là bố tôi, ông không có quyền”, rồi bỏ đi.

Đêm 12 rạng sáng 13-5, khi đi chơi về, Thùy mang shisha về và hút shisha trong phòng ngủ. Bà Minh và ông Công nhìn thấy thì can ngăn. Do tưởng rằng Thùy hút ma túy, bà Thảo và ông Công đã đập vỡ bình shisha. Thùy gào khóc và xếp quần áo đòi đi ra khỏi nhà.

Bà Minh vừa chửi vừa lấy cán chổi đánh Thùy, còn ông Công thì giữ tay Thùy không cho Thùy đi. Bực tức vì bị cấm đoán, Thùy đã vớ con dao gọt hoa quả đâm một nhát chí mạng vào sườn ông Công. Sau cú đâm ấy, Thùy chạy thoát và nhờ bạn trai là Vũ An (SN 1987) đến đón và đưa đi trốn.

Trong lúc chạy trốn, Thùy cũng đã đôi lần bàn với Vũ An là ra đầu thú vì thấy ông Công chảy nhiều máu. Nhưng Vũ An bảo, “đó là lỗi do ông Công ngăn cản em trước và em chỉ tự vệ thôi. Tự vệ thì không có tội nên sẽ không sao cả. Vậy thì việc gì phải đầu thú?”.

Sau 2 tuần, Thùy bị công an bắt. Ông Công vì được đưa đi viện kịp thời nên đã thoát chết. Tuy nhiên, phải chịu thương tật vĩnh viễn 43%.

TRANH LUẬN

Kiểm sát viên 1: Kiểm sát viên 1

Thay mặt Viện kiểm sát nhân dân thành phố Liêm Hà, tôi phát biểu quan điểm về vụ án như sau:

Hành vi nêu trên của Hoàng Phương Thùy, là hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xâm hại đến quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Hành vi nêu trên của Vũ An, là hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xâm hại đến tính đúng đắn của các hoạt động tư pháp, đến nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm của nhân dân.

Vì vậy, Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm n của Điều 123 Bộ luật hình sự để tuyên phạt bị cáo Hoàng Phương Thùy từ 14 đến 15 năm tù về tội giết người.

 Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự để tuyên phạt bị cáo Vũ An từ 01 năm đến 1 năm 6 tháng tù về tội Che giấu tội phạm.

Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điều 590, 594, 595 Bộ luật dân sự buộc bị cáo Hoàng Phương Thùy phải bồi thường cho người bị hại Nguyễn Đức Công 300 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Liêm Hà mà tôi vừa công bố, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc trong quá trình nghị án. (ngồi)

Chủ tọa: Các bị cáo đã nghe rõ quan điểm của Viện kiểm sát chưa? Bị cáo có ý kiến gì không?

Thùy: Thưa, rõ rồi ạ.

An: Tôi nghe rõ và không đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát.

Chủ tọa: Tại phiên tòa này, có các Luật sư ………………….. và …………………….. bào chữa cho các bị cáo, sau khi các vị Luật sư trình bày xong lời bào chữa, các bị cáo có quyền bổ sung vào lời bào chữa của các vị Luật sư để tự bào chữa cho mình. Các bị cáo đã rõ chưa?

Thùy: Thưa, tôi nghe rõ.

An: Tôi nghe rõ.

Chủ tọa: Cho các bị cáo tạm ngồi xuống, mời vị các vị Luật sư bào chữa trình bày lời bào chữa cho các bị cáo.

Luật sư 1: Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát, thưa toàn thể các quý vị đang theo dõi phiễn tòa. Chúng tôi là ………………………… và …………………. Luật sư thuộc ………………………. Đoàn Luật sư thành phố Liêm Hà, chúng tôi xin phát biểu quan điểm của mình như sau: Những chứng cứ thu thập được và thẩm định tại phiên tòa hôm nay đã phản ánh rằng, các thân chủ của chúng tôi là các bị cáo Hoàng Phương Thùy và Vũ An không phạm các tội Giết người và Che giấu tội phạm như Viện kiểm sát đã truy tố.

Bởi lẽ: Thân chủ Hoàng Phương Thùy của chúng tôi, không may mắn vì đã sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Cha đẻ thường xuyên rượu bia, mẹ ngoại tình, nên họ đã nhiều lần cãi nhau dẫ đến gia đình tan vợ. Cha mẹ thân chủ tôi đã li hôn, vài tháng sau, người tình của mẹ thân chủ chúng tôi là ông Hoàng Đức Công cũng chuyển đến ở cùng. Sống trong cảnh tổ ấm bị chia lìa, lại thêm sự đối xử không khéo của người trong nhà nên thân chủ Thùy của chúng tôi đã luôn bị mặc cảm, buồn chán cho thân phận mình, vì vậy giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa Thùy với ông Công, thường xuyên có va chạm và phát sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn ấy cứ âm ỉ, kéo dài, chỉ chờ dịp là bùng phát.

Đêm 12 rạng sáng 13- 8, khi đi chơi về, Thùy mang shisha về và hút shisha trong phòng ngủ. Bà Minh và ông Công nhìn thấy thì can ngăn. Do tưởng rằng Thùy hút ma túy, bà Minh và ông Công đã đập vỡ bình shisha. Thùy gào khóc và xếp quần áo đòi đi ra khỏi nhà.

Bà Minh vừa chửi vừa lấy cán chổi đánh Thùy, còn ông Công thì giữ tay Thùy. Bực tức vì bị giữ, bị đánh, Thùy đã vớ con dao gọt hoa quả trên bàn đâm một nhát vào sườn ông Công để chạy thoát thân. Sau đó, Thùy chạy thoát và nhờ bạn trai là Vũ An đến đón và đưa đi khỏi căn nhà đau khổ đó.

Như vậy, hành động của thân chủ tôi không phải là mong muốn tước đi sinh mạng sống của nạn nhân, mà chỉ muốn thoát khỏi việc bị cha dượng giữ, bị mẹ đánh mà đã chống trả lại để chạy, vì thế, hành vi của thân chủ tôi chỉ là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự, chứ không phải là hành vi giết người có tính chất côn đồ như cáo buộc của Viện kiểm sát.

Thứ hai, khi nghe điện thoại của bạn gái cầu cứu, thân chủ Vũ An của chúng tôi đã đến để đưa bạn gái mình ra khỏi căn nhà đau khổ ấy, hành vi của thân chủ chúng tôi lại không nằm trong danh mục các tội phạm bị buộc phải tố giác theo quy định của Điều 389 Bộ luật hình sự. Vì thế hành vi này không cấu thành tội phạm.

Từ sự phân tích trên, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 136, các điểm c, s khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 51, Điều 54 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với thân chủ Hoàng Phương Thùy của chúng tôi.

Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự để tuyên Vũ An là vô tội và trả tự do cho thân chủ Vũ An của chúng tôi ngay tại phiên tòa này.

Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng xét xử và các quý vị đã chú ý lắng nghe.

Kiểm sát viên 2: Thưa Hội đồng xét xử, việc dùng dao nhọn, lưỡi sắc đâm về phía nạn nhân tay không vũ khí, lại đâm vào vùng trọng yếu trên cơ thể người bị hại, đó là vùng sườn trái, gần tim, gây đứt động mạch liên sườn trái, mẻ xương sườn số 5, nạn nhân vì được cấp cứu kịp thời nên may mắn thoát chết nhưng cũng đã bị tổn hại 43% sức khỏe vĩnh viễn.

Đó là hành vi giết người chứ không phải là hành động cố ý gây thương tích. Hơn nữa, nạn nhân là người già, sức yếu, vì vậy, bị cáo không những phải chịu tình tiết tăng nặng định khung là giết người có tính chất côn đồ, mà còn phải chịu thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm h của Điều 48, đó là tình tiết phạm tội đối với người già nữa. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.

Luật sư 2: Thưa Hội đồng xét xử, thân chủ Thùy của chúng tôi khi bị giữ, bị đánh đã vùng vẫy để thoát thân nhưng không thể. Khi thấy có con dao để trên bàn nên đã chộp nhanh và đâm bừa một nhát về phía người đang giữ chặt mình. Thân chủ tôi không có chủ đích nhằm đâm vào khu vực nào trên cơ thể người bị hại, hơn nữa hậu quả chết người đã không xảy ra. Vì vậy không thể cáo buôc thân chủ tôi về tội giết người được.

Tôi chắc chắn rằng việc phòng vệ của thân chủ tôi trong trường hợp này là cần thiết và chính đáng, chỉ có điều việc phòng vệ của thân chủ tôi hơi vượt quá giới hạn mà thôi.

Kiểm sát viên 1: Như thế nào là hơi vượt quá giới hạn? Thưa các quý vị, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống, bị cáo đã không tích cực tìm xử sự khác để giải quyết, mà đã nhẫn tâm cầm dao đâm người cha dượng của mình một cách dã man. Như vậy, đủ thấy rõ rằng bị cáo là kẻ rất tàn bạo, thực hiện hành vi có tính chất côn đồ, cố tình thực hiện hành vi đến cùng nhằm tước đi sinh mạng sống của người bị hại. Vì thế chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình là bị cáo đã thực hiện hành vi giết người theo điểm n Điều 123 BLHS.

Luật sư 1: Thưa Hội đồng xét xử, đấy chỉ là lời nhận định phiến diện, thiếu khách quan từ  phía Viện kiểm sát, thân chủ của tôi và những người khác đều khai rằng, con dao nhọn đó có trước ở trên bàn, thân chủ tôi ngẫu nhiên nhìn thấy và bột phát hành động, quá trình điều tra cũng đã làm rõ được điều này. Thiết nghĩ Hội đồng xét xử sẽ làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Chúng tôi cũng không đồng tình với tình tiết tăng nặng “Phạm tội với người già” mà Viện kiểm sát đã đề xuất. Bởi lẽ, điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 có hiệu lực từ ngày 01.01.2018 đã quy định “phạm tội với người đủ 70 tuổi trở lên” thì mới phải chịu tình tiết tăng nặng này. Vì vậy, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình là thân chủ Thùy của chúng tôi chỉ có hành vi gây thương tích do vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng. Còn thân chủ Vũ An của chúng tôi là vô tội. Đề nghị Hội đồng xét xử lưu tâm trong quá trình nghị án.

Chủ tọa: Viện kiểm sát còn ý kiến gì mới để đối đáp không?

Kiểm sát viên 2: Viện kiểm sát không đối đáp gì thêm, đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục làm việc.

Chủ tọa: Các bị cáo đứng dậy, các bị cáo có ý kiến gì không?

An: Thưa Tòa, tôi đồng ý với ý kiến của các vị Luật sư ạ.

Thùy: Tôi xin nhận tội, mong Tòa giảm nhẹ cho tôi.

Chủ tọa: Người bị hại có ý kiến gì không?

Ông Công: Tôi xin Tòa xử nhẹ cho bị cáo. Tôi cũng không yêu cầu bị cáo bồi thường gì …

Chủ tọa: Mời ông ngồi xuống … Tòa tiến hành nghị án.

                                                       TUYÊN ÁN

Chủ tọa: Thay mặt Hội đồng xét xử, tôi tuyên án

Nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân thành phố Liêm Hà

Nhận thấy: Khoảng 24 giờ ngày 13.10.2017, Cơ quan Công an phường Thanh An, quận Thanh Từ nhận được tin báo của người dân về việc tại số nhà 262 phường Thanh An có một vụ đâm người phải đưa đi cấp cứu, đối tượng sau khi thực hiện hành vi đã bỏ trốn. Tại hiện trường, Cơ quan điều tra thu giữ được 1 dao Thái Lan mũi nhọn, bản rộng 0,20 cm, dài 25 cm.

 Tiến hành xác minh, Cơ quan điều tra đã làm rõ: Hoàng Phương Thùy – Sinh ngày 22.1.1998 là con ông Hoàng Hữu Mạnh và bà Đậu Thùy Minh. Do mâu thuẫn trong cuộc sống, bà Minh và ông Mạnh đã nhiều lần cãi nhau, sau đó họ đã li hôn.

Thùy ở với bà Minh. Vài tháng sau, người tình của bà Minh là ông Nguyễn Đức Công cũng chuyển đến ở cùng. Thùy luôn tỏ ra khó chịu với ông Công, thường xuyên có hành vi chống đối.

Chán cảnh gia đình, ngày Thùy đi học, tối Thùy lại rủ bạn bè tụ tập. Thùy bắt đầu thử đến rượu, hút shi sha… Bà Minh khuyên thì Thùy bảo: “đời mẹ mẹ tự lo, đời con con tự chịu”. Còn ông Công khuyên thì Thùy có lúc không nói gì, có lúc buông 1 câu “ông không phải là bố tôi, ông không có quyền”, mâu thuẫn gia đình âm ỉ kéo dài.

 Đêm 12 rạng sáng 13-10, khi đi chơi về, Thùy mang shisha về và hút shisha trong phòng ngủ. Bà Minh và ông Công nhìn thấy thì can ngăn. Do tưởng rằng Thùy hút ma túy, bà Minh và ông Công đã đập vỡ bình shisha. Thùy gào khóc và xếp quần áo đòi đi ra khỏi nhà.

Bà Minh vừa chửi vừa lấy cán chổi đánh Thùy, còn ông Công thì giữ tay Thùy. Bực tức vì bị cấm đoán, Thùy đã vớ con dao gọt hoa quả để trên bàn đâm một nhát vào sườn ông Công. Sau đó, Thùy chạy thoát và nhờ bạn trai là Vũ An (SN 18.2.1987, trú tại số nhà 168, khu tập thể Vạn Hoa, phường Thanh An, quận Thanh Từ) đến đón và đưa đi trốn.

Trong lúc chạy trốn, Thùy cũng đã đôi lần bàn với Vũ An là ra đầu thú vì thấy ông Công chảy nhiều máu. Nhưng Vũ An bảo, “đó là lỗi do ông Công ngăn cản em trước và em chỉ tự vệ thôi. Tự vệ thì không có tội nên sẽ không sao cả. Vậy thì việc gì phải đầu thú?”.

Sau 2 tuần, Thùy bị công an bắt. Ông Công vì được đưa đi viện kịp thời nên đã thoát chết. Tuy nhiên, phải chịu thương tật vĩnh viễn 43%.

Tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa hôm nay, Hoàng Phương Thùy khai rằng, do buồn chán cảnh gia đình nên khi bị đập vỡ dụng cụ sử dụng để hút shisha thì rất bực. Hơn nữa, khi bị đánh, bị giữ tay thì tinh thần rất hoảng loạn, bị kích động nên khi nhìn thấy con dao trên bàn, Thùy đã chộp lấy đâm bừa về phía ông Công để tự vệ và nhằm chạy thoát, chứ không có ý định giết người.

Kết luận giám định của Tổ chức giám định trong tố tụng hình sự thành phố Liêm Từ xác định: Nạn nhân Nguyễn Đức Công có 01 vết thương vùng sườn trái, rộng 0,20 cm, sâu 08 cm, gây đứt động mạch liên sườn trái, mẻ xương sườn số 5, nạn nhân bị tổn hại 43% sức khỏe vĩnh viễn.

Tại phiên tòa hôm nay, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Liêm từ đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm n của Điều 123 Bộ luật hình sự để tuyên phạt bị cáo Hoàng Phương Thùy từ 14 đến 15 năm tù về tội giết người.

 Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự để tuyên phạt bị cáo Vũ An từ 01 năm đến 1 năm 6 tháng tù về tội Che giấu tội phạm.

Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điều 590, 594, 595 Bộ luật dân sự buộc bị cáo Hoàng Phương Thùy phải bồi thường cho người bị hại Nguyễn Đức Công 300 triệu đồng.

Bào chữa cho các bị cáo, các vị Luật sư cho rằng hành vi của Vũ Phương Thùy không phạm tội Giết người, hành vi của Vũ An không cấu thàn tội Che giấu tội phạm và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 136, các điểm c, s khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 51, Điều 54 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với Hoàng Phương Thùy.

Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự để tuyên Vũ An là vô tội và trả tự do cho Vũ An ngay tại phiên tòa

                                              XÉT THẤY:

         Đây là vụ án nghiêm trọng. Bị cáo Hoàng Phương Thùy đã thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật hình sự. Hành vi của bị cáo gây ảnh hưởng rất xấu đến dư luận xã hội và gây hoang mang cao độ trong dư luận quần chúng nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an nin trật tự của địa phương cũng như trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy hành vi của bị cáo cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi định tội và lượng hình, Hội đồng xét xử cũng thấy rằng. Hành vi của bị cáo Hoàng Phương Thùy không cấu thành tội giết người, cũng không cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mà cấu thành tội Cố ý gây thương tích. Hành vi của bị cáo Vũ An thực hiện không cấu thành tội phạm.

Hành vi của bị cáo Hoàng Phương Thùy thể hiện tính, manh động, xem thường sức khỏe, khả năng lao động của người khác, coi thường pháp luật, làm ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang lo sợ cho quần chúng, nhân dân.

Từ các tình tiết, chứng cứ nêu trên

                      TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LIÊM HÀ 

                             QUYẾT ĐỊNH:

Tuyên bố:

– Bị cáo Hoàng Phương Thùy phạm tội Cố ý gây thương tích.

– Bị cáo Vũ An không phạm tội.

– Áp dụng các điểm a, khoản 2, Điều 104; các điểm c, s  khoản 1 Điều 51 BLHS, xử phạt bị cáo Hoàng Phương Thùy 03 năm tù về tội Cố ý gây thương tích. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam.

– Áp dụng khoản 2 Điều 157, khoản 1 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự, tuyên bị cáo Vũ An không phạm tội và trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa.

– Các bị cáo không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự.

Áp dụng các điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự tuyên tịch thu tiêu hủy 01 dao Thái lan dài 22 cm, bản rộng 0,25 cm là tang vật của vụ án không còn giá trị sử dụng.

– Bị cáo Hoàng Thùy Phương phải chịu 200.000 đ án phí hình sự sơ thẩm. Bị cáo Vũ An không phải chịu án phí hình sự sơ thẩm.

– Các bị cáo, người bị hại có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án.

 HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM TAND THÀNH PHỐ LIÊM TỪ.

CÁC HỘI THẨM NHÂN DÂN –    THẨM PHÁN, CHỦ TỌA PHIÊN TÒA (đã ký)

Thay mặt Hội đồng xét xử tôi tuyên bố kết thúc phiên Tòa. Yêu cầu lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải bị cáo Hoàng Phương Thùy về trại tạm giam.

QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ:

  1. VKS truy tố bị cáo Thùy tội Giết người; bị cáo An tội Che giấu tội phạm có hợp lý hay không, vì sao?

Trả lời:

Việc VKS truy tố bị cáo Thùy tội Giết người; bị cáo An tội Che giấu tội phạm là không hợp lý. Vì:

– Xét hành vi của Thùy: Dùng con dao gọt hoa quả để trên bàn đâm một nhát vào sườn ông Công.

Nếu Thùy thực hiện hành vi với mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân (ông Công) thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người dù hậu quả chết người có xảy ra hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hành động của Thùy không phải là mong muốn tước đi sinh mạng sống của nạn nhân, mà chỉ muốn thoát khỏi việc bị cha dượng giữ, bị mẹ đánh mà đã chống trả lại để chạy, vì thế, hành vi của Thùy chỉ là hành vi cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS), chứ không phải là hành vi giết người như cáo buộc của Viện kiểm sát.

-Điều 389 BLHS có quy định về Tội che giấu tội phạm như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224; …”.

Khoản 2 Điều 134 BLHS Không nằm trong danh mục các tội phạm bị buộc phải tố giác theo quy định của Điều 389 Bộ luật hình sự. Vì thế hành vi này không cấu thành tội che giấu tội phạm.

  1. Bị cáo Thùy có những tình tiết giảm nhẹ nào?

Trả lời:

Bị cáo Thùy có thể được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải cũng là tình tiết được xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự (điểm s Khoản 1 Điều 51 BLHS).

  1. Những cảnh báo gì cần được người dân chú ý qua vụ án này?

Trả lời:

Câu chuyện của Thùy là bài học cảnh tỉnh những thanh thiếu niên cùng độ tuổi. Khi “cái tôi” của bản thân quá lớn, lại không được người thân quan tâm, chia sẻ, giáo dục, các bạn trẻ có thể phạm phải sai lầm đáng tiếc. Nên chăng, các bạn hãy để dành “cái tôi” vào quá trình lao động, vượt lên trên nghịch cảnh, tạo cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình; …

Trong nhiều gia đình hiện nay, việc tổ chức đời sống gia đình, nuôi dạy con cái trong nhiều gia đình chưa được coi trọng, vẫn còn quan niệm “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, do đó, vấn đề thiếu sự quan tâm của cha mẹ là sự biện bạch cho việc thiếu trách nhiệm. Nếu trẻ bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách, là nguyên nhân khiến trẻ có những hành vi lệch chuẩn, tiêu cực, vi phạm pháp luật. Có những bậc phụ huynh lại quá khắt khe với con cái, họ đặt ra những yêu cầu quá sức mà trẻ không thể thực hiện được, điều đó cũng là nguyên nhân hình thành nhân cách phức tạp ở trẻ. Nhiều gia đình chưa có sự thống nhất về mục tiêu, quan niệm và phương pháp xây dựng gia đình và giáo dục con cái, sự tác động của những tiêu cực trong đời sống gia đình sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Gia đình là môi trường giáo