Khái niệm quyền tác giả

0
465

Luật SHTT Việt Nam quy định: QTG đối với tác phẩm bao gồm QNT và QTS. (Điều 18, Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2009).

QTG với tác phẩm quy định tại Luật SHTT sửa đổi bố sung 2009 bao gồm QNT và QTS như sau:

QNT bao gồm các quyền sau đây:

“1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. (điều 19, Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009).”

Trong khi đó Luật bản quyền của Hoa Kỳ lại quy định QNT hẹp hơn, chỉ bao gồm: quyền đứng tên trên tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Đối với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, tác giả chỉ có quyền cấm những thay đổi gây thiệt hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của tác giả.

Luật Bản quyền của Hoa Kỳ quy định QNT trong phạm vi hẹp hơn như vậy có sự vượt trội hơn và hợp lý hơn nếu áp dụng khi nước ta đã gia nhập WTO. Đây là là vấn đề cần xem xét.

QTS bao gồm các quyền sau đây:

“1.Làm tác phẩm phái sinh;

2. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

3. Sao chép tác phẩm;

4. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

5. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

6. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.”

(Điều 20, khoản 1 Luật SHTT 2009).

Các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ dùng thuật ngữ “bản quyền” để chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ. Quyền này tương tự như QTG (một trong ba lĩnh vực về Sở hữu trí tuệ: QTG và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng) ở Việt Nam nói riêng và một số quốc gia theo hệ thống pháp luật Châu Âu Lục địa.