Khái niệm Tác giả

0
650

   Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009 không quy định về thuật ngữ “tác giả”.

   Tuy nhiên, Điều 736, khoản 1 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của tác phẩm đó.

        Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP cũng đã ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”.

   Đồng tác giả

 Khái niệm Đồng tác giả

            Pháp luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng không có khái niệm đối với thuật ngữ “đồng tác giả”.

 Điều 736, khoản 1 Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận: “Hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

1.2.2.2 : Phân chia quyền giữa các đồng tác giả :

Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập” và “được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác” (điều 741).

    Tác phẩm đồng tác giả

    Khái niệm Tác phẩm

       Khoản 7, Điều 4 và Khoản 3, Điều 14 Luật SHTT Việt Nam năm 2009 quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” và “phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”.

     Khái niệm Tác phẩm đồng tác giả:

         Luật SHTT Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng không hề có quy định đối với thuật ngữ “tác phẩm đồng tác giả”.

      Tại khoản 3, điều 101, Luật Quyền tác giả của Hoa kỳ định nghĩa Tác phẩm đồng tác giả như sau: “Tác phẩm đồng tác giả là các tác phẩm được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh”.

        Định nghĩa về Tác phẩm đồng tác giả của Hoa Kỳ quy định đầy đủ cả về đặc thù của tác phẩm, các yếu tố liên quan đảm bảo đáp ứng các khả năng phân biệt tác phẩm của một cá nhân với tác phẩm của một pháp nhân. Quy định này rất ưu việt khi đã đề cập tới vấn đề ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau giữa các tác giả trong quá trình cùng sáng tạo tác phẩm.

        Như vậy, Luật SHTT Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 không hề có quy định đối với các thuật ngữ “tác giả” và “đồng tác giả” và “tác phẩm đồng tác giả”. Đây là thiếu sót rất căn bản khi mà các thuật ngữ này đóng vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề điều chỉnh mối quan hệ pháp lý có thể phát sinh trong các đối tượng của QTG. Điều này sẽ khiến các cơ quan thực thi quyền cũng như các bên liên quan gặp không ít khó khăn do không có căn cứ xác đáng và thống nhất của Luật SHTT phục vụ giải quyết nếu tranh chấp xảy ra.