Khái niệm về quyền Tác giả

0
757

Khi nào một người được gọi là tác giả và khi được gọi là tác giả thì họ có những quyền gì?

Trước hết phải khẳng định: để gọi một người là tác giả khi người đó là: “Là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm văn học, nghê thuật và khoa học”. [7; Điều 8]. Trong định nghĩa trên ta chú ý đến cụm từ “trực tiếp sáng tạo” điều này là rất quan trọng bởi nó sẽ tránh cho việc ngộ nhận sản phẩm trí truệ của người khác hay đánh cắp tác phẩm. Đối tượng bảo hộ QTG là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. [6;  Điều 14 ].

QTG được hiểu một cách đơn giản, là quyền cho phép tác giả và chủ sở hữu QTG được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp. Về khái niệm pháp lý, QTG là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm văn hoc, nghệ thuật, khoa học.  Nhưng tác giả rất tâm huyết với cách hiểu sau: QTG còn được hiều là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền này được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

 Đặc điểm của quyền tác giả.

Thứ nhất, QTG chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo, QTG phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Nói cách khác căn cứ phát sinh QHPLDS về QTG là các hành vi pháp lý.

Thứ hai, tác phẩm bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác.       

  Nội dung của quyền tác giả.

Quyền tác giả bao gồm các quyền sau:

        A. Quyền nhân thân .

Quyền nhân thân có thể được chia thành quyền nhân thân không thể chuyển giao tại [6; khoản 1, 2, 4 Điều 19] và quyền có thể chuyển giao quy định tại [6; khoản 3 Điều 19]. Quyền nhân thân không thể chuyển giao được bảo hộ vô thời hạn và tồn tại vĩnh viễn cùng với tác phẩm .

        a. Quyền nhân thân không thể chuyển giao.

Quyền này được quy định tại điều 19.1 luật SHTT cụ thể gồm quyền:

– Đặt tên cho tác phẩm;

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Điều đó có nghĩa khi một tác phẩm được công bố, tác  phẩm đó có quyền quyết định có nêu tên mình hay không và có quyền quyết định sử dụng tên thật hay bút danh của mình. Tác giả cũng có quyền tương tự khi tác phẩm phái sinh được công bố. Quyền này không có nghĩa là tên của tác giả bắt buộc phải được nêu trên tác phẩm;

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Ở đây tác giả có quyền quyết định công bố hay không công bố tác phẩm của mình, cả tác phẩm gốc lẫn tác phẩm được sáng tạo ra từ tác phẩm gốc, dưới bất kỳ hình thức nào, đối với các tác phẩm mà quyền tài sản đã được chuyển giao, thì phải coi như tác giả đã đồng ý triển lãm tác phẩm trước công chúng vì sẽ rất rắc rối cho Chủ sở hữu QTG nếu tác giả phản đối việc triển lãm của họ.

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Hay quyền này có nghĩa “Tác giả sẽ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của mình và tên tác phẩm để tác phẩm không bị xuyên tạc, cắt xén hoặc sửa đổi trái phép theo ý muốn của Tác giả”.

Thời gian bảo hộ cho quyền nhân thân không thể chuyển giao là vĩnh viễn tồn tại cùng với tác phẩm.

 b. Quyền nhân thân có thể chuyển giao .

Quyền này được quy đinh tại điều 19.3 luật SHTT cụ thể là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Quyền này thuộc về tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, nó được chuyển giao cho chủ sở hữu tác phẩm nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.

Thời gian bảo hộ cho quyền nhân thân có thể chuyển giao là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau ngày tác giả mất.

 B. Quyền tài sản .

Như chúng ta đã biết QTG được sử dụng để bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa hoc, ở đây QTG có sự khác biệt đôi chút với các quyền khác.

Ví dụ: Khi một người là chủ sở hữu của 1 căn nhà thì thông thường người đó đương nhiên công nhận là có quyền sở hữu hay quyền tài sản đối với tài sản đó. “quyền tài sản” có thể được chuyển giao cho người khác. QTG cũng là quyền sở hữu và có thể chuyển giao cho người khác nên cũng được gọi là quyền tài sản. Nói cách khác quyền này có thể chuyển đổi thành tiền. Hơn nữa, vì quyền tài sản là quyền lợi được tao ra từ tác phẩm sáng tạo do trí tuệ của con người nên nó cũng có thể được coi là quyền sở hữu trí tuệ, nhưng không phải chỉ dừng lại ở quyền tài sản mà quyền tài sản đối với một tác phẩm mà nhiều người thường hiểu đơn giản là bản quyền. Quyền tài sản đối với một tác phẩm bao gồm các quyền sau đây:

Theo [6; Điều 20] thì quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Trong điều này có  rất nhiều điều liên quan đến quyền tài sản nhưng trong đó đáng chú ý đó là QSC, đây có lẽ là một trong những quyền quan trọng nhất trong quyền tài sản của tác giả. Các quy định tại khoản này do tác giả, chủ sở hữu QTG độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

Trong các quyền về tài sản nói trên thì có thể nói QSC được coi là quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất của tác giả, và đây cũng là vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến trong nghiên cứu này nên tác giả trình bày phần này riêng. Để làm rõ vấn đề này tác giả đi sâu về vấn đề này.

Tóm lại: QTG hay bản quyền là độc quyền của tác giả cho tác phẩm của họ sáng tạo ra.  ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học nghệ thuật…QTG bảo vệ các quyền lợi cá nhân và quyền lợi kịnh tế của tác giả trong môi trường liên quan tới tác phẩm này.  Để được hưởng QTG chỉ cần người ta sáng tạo ra tác phẩm và thể hiện nó dưới một hình thức vật chất mà không phải thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý về QTG, đăng ký không phải là thủ tục bắt buộc song vẫn được khuyến khích nên đăng kí để bảo vệ quyền của tác giả tránh khỏi những tranh chấp, và sao chép trong thời đại kỹ thuật số.

Quyền sao chép.

Thuật ngữ này trong tiếng Anh có nghĩa là COPYRIGHT” Là quyền duy nhất do chính phủ trao cho tác giả hoặc thừa nhận đối với tác giả một tác phẩm nhằm ngăn chặn những người khác không được phép in sao, sửa đổi, phát hành ra công chúng, biểu diễn hay trình diễn trước công chúng.  Để làm rõ những yêu cầu của đề tài tác giả   đi vào tìm hiểu làm rõ một số khái niệm liên quan đến QSC.

     Sao chép.

        a) Khái niệm về sao chép.

Trước hết theo cẩm nang Châu á về QSC thì sao chép có nghĩa là “Sao chép là một cách hữu hiệu bằng các phương tiện in ấn, sao chụp, ghi âm, ghi hình, hoặc bằng phương thức khác, nói một cách đơn giản thì Sao chép có nghĩa là sử dụng một phần hoặc toàn bộ tác phẩm để làm ra một sản phẩm khác, sao chép thành một bản khác hoặc ghi âm hay ghi hình…

Tiếp đến theo từ điển thuật ngữ chuyên ngành vi tính (1999), nhà xuất bản thống kê Hà Nội, thì sao chép là : “Sao chép thông tin, là chuyển nó từ một vị trí này sang một vị trí khác mà không làm thay đổi bản gốc. Trong nhiều phần mền và đồ họa, sao chép có một trong hai nghĩa sau: “1. Sao chép tài liệu từ chồ này sang chỗ khác, 2. Sao chép từ văn bản đang soạn thảo vào một chỗ và sau đó có thể lấy ra để dan vào bất kỳ chỗ nào bạn muốn”.

Cũng theo cách nghĩ đó, từ điển Tiếng Việt đã đưa ra định nghĩa về sao chép. Sao chép là: “1.Tạo nên bản sao của tài liệu hay phân biệt chức năng sao chép hay các đối tượng lựa chọn bằng các sử dụng tính năng cắt/ sao chép/ dán cá lệnh có sẵn trong hầu hết các chương trình xử lý từ và sựa vào văn bản. 2. Thuật ngữ chế bản văn bản và xử lý để mô tả văn bản trong tài liệu”.

Còn theo luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2009 thì “Sao chép” là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của một tác phẩm hoặc ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trừ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dười hình thức điện tử” [6; Điều 4.10].

Nghị định 100/2006 NĐ-CP tiếp tục khẳng định “Sao chép là việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời dưới hình thức điện tử” [7; Điều 23.2].

Ví dụ: Tôi vào một trang Web trên mạng download một một phần mềm nào đó. Như vậy theo Điều 23 nghị định 100 và Điều 4.100 luật SHTT thì tôi xâm phạm quyền tác giả bởi hành vi sao chép mà không được sự đồng ý của tác giả

Cuối cùng theo Nghị định số 105/2006/NĐ-CP nói đến khái niệm Copy nếu xét nghĩa là động từ thì Copy là một hành động chỉ: “1.Sao lại, chép lại, bắt chước, phỏng theo, mô phỏng. 2. Quay cóp” [8; Điều 156] .

Ví dụ: Việc ghi âm, ghi hình các bài giảng cũng được coi  là việc thực hiện quyền sao chép. Trên thực tế, quyền này bao trùm rất nhiều hoạt động, bao gồm việc sao chép nội dung hay hình ảnh bằng máy quét hay máy photocopy…

Ngoài ra nói về thuật ngữ xét trên phương diện pháp luật của một số nước thì  “Copyright (bản quyền) là thuật ngữ được các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh –Mỹ ( Án lệ) dùng để chỉ cho quyền phi vật thể đối với tác phẩm trí tuệ, cũng tương tự như quyền tác giả (Authors Right) ở Việt Nam nói riêng và các nước theo luật Continental như Đức và một số quốc gia Châu Âu khác nhưng giữa Copyright và Authors Right khác nhau vẫn có sự khác nhau ở nhiều điểm cơ bản.

Thứ nhất: Copyright trước nhất để bảo vệ các quyền đầu tư về kinh tế. Thuật ngừ Copyright thực chất viết tắt của từ “right of copy” là QSC. Với pháp luật các nước Anh-Mỹ thì coi trọng QSC đến mức nó bao trùm cả QTG( bản quyền) và khi nhắc đến bản quyền thì quyền tài sản được xem là QSC.

Thứ hại: Copyright là hệ thống luật Anh – Mỹ trái ngược với luật về quyền tác giả của hệ thống luật Châu Áu lục địa. Các quyền sử dụng và quyền định đoạt về một tác phẩm thường không danh cho tác giả mà lại dành cho người khai thác quyền này về mặt kinh tế. Tác giả chỉ giữ quyền phủ quyết có giới hạn nhằm đề ngăn cản việc lạm quyền của Copyright từ phía người khai thác các quyền này.

Thứ ba: Bản quyền và QTG là luật bảo vệ cả những quyền nhân thân của tác giả trong khi các quốc gia Anh, Đức, Mỹ hầu như không có quy định nào.”

     * Phân loại sao chép:

-Phân theo hình thức thể hiện.

+ Sao chép trực tiếp bằng tay mà không thông qua máy móc trợ giúp.

+ Sao chép gián tiếp thông qua máy móc, kỹ thuật.

b) Khái niệm về bản sao.

Kết quả của sao chép là việc tạo ra các bản sao, vậy bản sao là gì?. Theo Nghị định 100/2006 NĐ-CP: “Bản sao là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm” [7; Điều 4.4]. Và nhờ có các bản sao mà người thứ ba có thể tiếp cận và sử dụng tác phẩm không thông qua tác phẩm gốc nhờ có bản sao mà chúng ta mới có thể xác định người hưởng QTG và nếu như bản gốc không còn tồn tại, nhờ có bản sao mà tác giả thu được tiền do việc sử dụng, phân phối, nhân bản…tác phẩm.

Và việc tạo ra bản sao như thế nào? Số lượng bao nhiêu cho chúng ta thấy được tác phẩm đó đến với công chúng quan tâm như thế nào, cũng qua đó biết được sự tiến bộ của khoa học, công nghệ thông tin để có những sự điều chỉnh mới cho phù. Làm bản sao là tạo nên một, hoặc hàng chục, hàng trăm, hàng triệu và vô số bản sao, đó là làm kinh tế, thu lợi nhuận trên công sức của người sáng tạo một cách hợp hoặc bất hợp pháp. Thế nhưng việc quản lý việc người thứ ba tạo ra các bản sao là một điều khó có thể thực hiện được trong tinh hình hiện nay, ngay cả trong luật cũng quy đinh bản sao không phù hợp.

* Đặc trưng của bản sao:

+ Từ dạng vật liệu trên đó tác phẩm có thể được cảm nhận tái bản phổ biến.

+ Trực tiếp với sự giúp đỡ của máy móc, thiết bị.

Tạo nên bản sao là việc khai thác, sử dụng quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu. Vì thế hành vi đó không nằm trong ngoại lệ của QSC  hoặc không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu QTG thì đều coi đó là vi phạm quyền tác giả. Để hiều rõ điều này ta sẽ quay trở lại với những quy định về sao chép.

 Quyền sao chép.

Quyền là cái được pháp luật cho phép thực hiện một điều gì đó: Quyền đi bầu cử, quyền được sống, quyền cá nhân…như vậy QSC được hiểu là quyền được phép tạo ra các bản sao. Quyền này do pháp luật thừa nhận. Thực hiện QSC không làm ảnh hưởng đến ai, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác của tác giả. Câu hỏi đặt ra ở đây vậy ai là người có QSC ?

* Những ai được quyền Sao chép.

1.Tác giả nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác phẩm.

2. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

3. Cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép.

4. Cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.

5. Người được chuyển giao quyền sao chép thực hiện QSC. Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

 Phân biệt sao chép với: Sao chụp, Trích dẫn, Ghi âm tại nhà.

Để hiểu rõ về “sao chép” tác giả đi phân biệt với một số loại hình sau:

a) Sao chụp.

Sao chụp được hiểu là việc dùng phương tiện kỹ thuật để chụp lại y nguyên một phần hay toàn bộ tác phẩm.

Tại thông tư số 27/2001/ TT-BVHTT thì “Sao chụp tác phẩm là hành vi sao chép y nguyên tác phẩm hoặc một phần tác phẩm bằng cách photocopy, chụp ảnh hay các cách thức tương tự khác” [9; Mục 1.5]

Như vậy việc sao chụp toàn bộ tác phẩm thì cũng là sao chép tác phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các phương tiện có chức năng sao chụp như: những máy chụp ảnh kỹ thuật số, nó cho phép người ta chụp được mọi thứ trong một thiết bị, máy chụp chữ, chụp hình trên bản viết, bản điện tử. Việc sao chụp này là y nguyên. sao chụp là một dạng thức của sao chép, dùng phương tiện cụ thể để làm nên các bản sao. Tuy nhiên với sao chụp, luật quy định bất cứ sao chụp một đoạn nào cũng là sao chụp, nó không giống như về Sao chép (có phần quan trọng yếu nhất).

 b)Trích dẫn.

Trích dẫn là việc trích lại y nguyên một đoạn nào đó trong tác phẩm, có việc ghi nguồn trích dẫn, nếu không ghi nguồn tríc dẫn nó lại vào hành vi sao chép. “ Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận, hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình” [7; Điều 24.1.b]. Đặc biệt khi trích dẫn không được làm sai ý của tác giả khi bình luận.

c) Ghi âm tại nhà.

– Ghi âm tại nhà là việc sao chép các tác phẩm nghe nhìn, các băng đĩa tại gia đình cho mục đích sử dụng cá nhân.

– Mục đích của ghi âm tại nhà khác với sao chép thông thường ở chỗ ghi âm tại nhà chủ yếu được sử dụng đối với các tác phẩm giải trí; Tác phẩm trên từ trên tác phẩm nghe nhìn, băng đĩa, hầu như là liên quan đến quyền liên quan. Còn sao chép chủ yếu là sao chép các tài liệu sử dụng cho học tập, nghiên cứu. Đó chủ yếu là các tác phẩm viết tay, hầu như là liên quan đến quyền tác giả.

 Cơ quan thực thi về quyền sao chép.

Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (Vietrro) thành lập ngày 21/5.  Đây là một sự kiện quan trọng nhằm ngăn chặn các hành vi sao chụp tác phẩm trái phép đang lan tràn tại Việt Nam.

Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tự nguyện, phi lợi nhuận, đại diện cho các công dân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, khoa học và giáo dục nhằm mục đích tự bảo vệ quyền tác giả theo quy định pháp luật. Vai trò của Hiệp hội là góp phần thúc đẩy sáng tạo, phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học và giáo dục tới công chúng.

Hiệp hội sẽ thay mặt các hội viên thực hiện việc quản lý tập thể đối với quyền cho phép sử dụng tác phẩm dưới hình thức sao chụp, nhằm khai thác có hiệu quả giá trị kinh tế của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, theo sự ủy quyền của các hội viên và qui định của pháp luật.

Cụ thể, Hiệp hội có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sao chụp, để biết được tác phẩm nào được sử dụng, ai sử dụng, sử dụng ở đâu, sử dụng khi nào, sử dụng như thế nào (mục đích, phạm vi), để có cơ sở để thu tiền thù lao sử dụng tác phẩm và phân phối tiền thù lao cho người nắm giữ quyền, tương xứng với mức độ tác phẩm của họ được sử dụng trên thực tế.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng sẽ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của hội viên, đồng thời cung cấp cho người sử dụng dịch vụ cần thiết để tiếp cận tác phẩm mà họ có nhu cầu một cách hợp pháp với chi phí hợp lý”.

 Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sao chép tác phẩm.

Có rất nhiều văn bản pháp luật quy đinh về QSC như:

QSC tác phẩm được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) và Luật SHTT năm 2005 và Tại Kỳ họp thứ 5, Khóa XII, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của SHTT tuệ đã giải quyết được các vấn đề bất cập về pháp luật và thực thi quyền SHTT.

Việc sửa đổi và bổ sung lần này đáp ứng các yêu cầu phát sinh của thực tiễn, thỏa mãn các nội dung của các điều ước quốc tế mà nước ta đã tham gia, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam bình đẳng với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ của các nước thành viên các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Riêng về quy đinh về QSC thì [6; khoản 2, khoản 3 Điều 20]  quy đinh: “Các quyền quy định tại khoản 1 điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này. 2 Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại [6; khoản 1 và khoản 3 Điều 19] của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

Trong năm 2009, một số văn bản pháp luật về xử phạt hành chính và hình sự các vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan cũng được ban hành như:

Nghị định 47/2009/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan, quy định phạt tiền tới 500 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Ngoài ra, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan; tịch thu nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan; đình chỉ hoạt động kinh doanh từ ba đến sáu tháng. Các tổ chức, cá nhân vi phạm cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như dỡ bỏ bản sao tác phẩm dưới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học.

Các bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính cũng có các quy định quan hệ tới quyền tác giả và các quyền liên quan tùy theo tính chất và phạm vi điều chỉnh của mỗi luật.

Các luật chuyên ngành như Luật Xuất bản  (năm 2004) dành hẳn một điều (Điều 19) quy định Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản:Việc xuất bản tác phẩm, tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật”. Còn Khoản 1, Điều 5 quy định: “Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả” và Khoản 3, Điều 6 quy định: “Nhà nước mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội”. Đây là lần đầu tiên Luật xuất bản Việt Nam đề cập nhiều điều liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, so sánh với Luật xuất bản của nhiều quốc gia khác trên thế giới thì Luật xuất bản Việt Nam mới chỉ đề cập đến những quy định chung nhất về quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản.

Ngoài ra còn có Luật Báo chí, Luật Di sản văn hóa, Luật Ðiện ảnh, Pháp lệnh Quảng cáo và Pháp lệnh Thư viện có các quy định liên quan tới QSC của riêng từng ngành, lĩnh vực khác nhau.