Khi nào doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động?

0
678

 

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chúng tôi cần tư vấn như sau;

Trợ cấp thôi việc người sử dụng lao động phải trả trong trường hợp nào? Nếu người lao động tự xin nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không?

Chúng tôi cũng có câu hỏi thêm:

Luật quy định “Thời gian làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc không bao gồm thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.”

Vậy người lao động khi ký hợp đồng lao động đều được tham gia BHXH theo quy định. Mức đóng BHXH đã bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, vậy có nghĩa là lao động ký HĐLĐ thì khi nghỉ việc, NSDLĐ sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc nữa? Vì như quy định trên thì thời gian tính trợ cấp thôi việc không bao gồm khoảng thời gian tham gia BHTN.

Luật sư SBLAW trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, SBLAW trả lời như sau;

Người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trong trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp:   1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động.

  1. Hợp đồng lao động hết hạn;
  2. Đã hoàn thành công việc theo Hợp đồng lao động;
  3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
  4. Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo, bị tử hình hoặc bị cấm làm các công việc nhất định theo Hợp đồng lao động;
  5. Người lao động chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc mất tích;
  6. Người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố chết hoặc mất tích hoặc người sử dụng lao động là tổ chức bị chấm dứt hoạt đông;
  7. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật;
  8. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Như vậy, trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thời gian làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc không bao gồm thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Về câu hỏi của doanh nghiệp: Luật quy định “Thời gian làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc không bao gồm thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.”

Vậy người lao động khi ký hợp đồng lao động đều được tham gia BHXH theo quy định. Mức đóng BHXH đã bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, vậy có nghĩa là lao động ký HĐLĐ thì khi nghỉ việc, NSDLĐ sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc nữa? Vì như quy định trên thì thời gian tính trợ cấp thôi việc không bao gồm khoảng thời gian tham gia BHTN.

Cách hiểu của doanh nghiệp như vậy là đúng. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải trừ thời gian người lao động nghỉ ốm dài ngày hoặc nghỉ thai sản.

Những thời gian đó thì người lao động không đóng BHXH.

 

Xem thêm: