Có thể thấy, đây là vụ tranh chấp QTG hết sức hy hữu và cũng rất quyết liệt về QTG mà hiện nay các cơ quan xử lý vụ việc vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng cho hồi kết của vụ kiện. Đứng từ góc độ của người nghiên cứu, tác giả đề xuất một vài quan điểm đối với vụ việc trên để có thể góp phần làm sáng tỏ vấn đề giữa các bên tranh chấp.
Ở lần khởi kiện thứ nhất, Lê Linh khởi kiện Công ty Phan Thị yêu cầu Công ty Phan Thị công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất đối với hình vẽ các nhân vật truyện tranh trong Thần đồng đất Việt chứ không phải đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh như trong đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mà 2 người đã đăng ký và Công ty Phan Thị không được tiếp tục sáng tác bộ truyện tranh này (từ tập 79 trở đi). Đồng thời Công ty Phan Thị phải trả nhuận bút và chính thức xin lỗi trên một số báo theo đề nghị của ông Lê Phong Linh. Nhưng sau đó Lê Phong Linh rút lại khoản khiếu kiện về nhuận bút.
Muốn chứng mình được mình là tác giả duy nhất đối với hình thức thể hiện nhân vật Trạng Tý họa sĩ Lê Linh cần tìm được bằng chứng xác thực để hợp pháp hóa điều đó. Về vấn đề ai là tác giả của hình vẽ nhân vật Trạng Tý TS Nguyễn Vân Nam luật sư đại diện cho Công ty Phan Thị khẳng định: “Ông Lê Phong Linh chỉ họa lại những hình ảnh mà bà Phan Thị Mỹ Hạnh hình dung trong đầu”. Và nếu đúng như khẳng định trên thì tại khoản 1 và 2, Điều 8, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học” bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt. Những người tham gia góp ý kiến, nêu ý tưởng, hỗ trợ hay cung cấp tư liệu trong quá trình tạo ra tác phẩm không phải là tác giả của tác phẩm. và nếu như vậy thì Công ty Phan Thị phải chính thức xin lỗi họa sĩ Lê Linh căn cứ vào khoản 3, điểu 28 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.”. Nếu Lê Linh chứng minh được mình là tác giả duy nhất đối với hình thức thể hiện nhân vật Trạng Tý thì mức xử phạt với Công ty Phan Thị là như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào mà không được sự đồng ý của tác giả” (khoản 1, điều 15 Nghị định 47/NĐ-CP 2009, “Tịch thu hàng hoá vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá vi phạm” (khoản 3, điều 15 Nghị định 47/NĐ-CP 2009), “Buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm; buộc tiêu huỷ hoặc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất hàng hoá vi phạm” (khoản 4, điều 15 Nghị định 47/NĐ-CP 2009).
Ngược lại nếu Lê Phong Linh không chứng minh được mình là tác giả duy nhất đối với hình thức thể hiện nhân vật Trạng Tý thì mức xử phạt với hành vi chiếm đoạt QTG này sẽ như sau: “Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt một trong các quyền nhân thân” (khoản 1, điều 27 Nghị định 47/NĐ-CP 2009).
Nếu căn cứ vào chứng nhận QTG của “hình thức thể hiện nhân vật Trạng Tí” trong bộ truyện Thần đồng đất Việt thuộc về “tập thể tác giả”, và chủ sở hữu “hình thức thể hiện nhân vật Trạng Tí” thuộc về Công ty Phan Thị Cục Bản quyền tác giả vào năm 2002 và căn cứ vào khoản 4, điều 28 Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009: “Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó” thì Công ty Phan Thị vẫn phải xin phép ĐTG là họa sĩ Lê Linh khi tiếp tục xuất bản các tập tiếp theo của bộ truyện. Và như vậy thì mức xử phạt cũng tương tự như mức xử phạt đối với trường hợp Lê Phong Linh không chứng minh được mình là tác giả duy nhất mà tác giả đã trình bày ở trên.
Đối với lần kiện Công ty Phan Thị kiện Lê Linh đã sao chép hình tượng nhân vật Trạng Tý để xây dựng hình ảnh nhân vật Long Tinh, nếu công ty Phan Thị chứng minh được điều này thì mức xử phạt đối với Lê Phong Linh là như sau: “Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả bị xử phạt như sau : Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hoá vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng” (khoản 5, điều 23 Nghị định 47/NĐ-CP 2009), đồng thời “Buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm”. Lý do là 10000 cuốn truyện Long Thánh đã được xuất bản có giá trị trong khoảng 60 000 000.
Nếu Công ty Phan Thị không thể chứng minh được Lê Linh đã sao chép hình tượng nhân vật Trạng Tý thì Phan Thị phải xin lỗi Lê Phong Linh và bồi thường theo luật định do đã làm gián đoạn, phiền nhiễu gây cản trở việc kinh doanh của Công ty Lê Linh.
Đối với hành vi kê biên tài sản 10000 cuốn truyện Long Thánh đang tranh chấp gồm 10.000 cuốn truyện tranh Hào quang trong cổ miếu (tập 1 của bộ truyện tranh Long Thánh) và hành vi của Công ty Phan Thị áp dụng hình thức phản tố, khởi kiện Lê Phong Linh, vì Lê Phong Linh đã làm phiền nhiễu gây cản trở việc thực hiện quyền tài sản của Công ty Phan Thị trong sản xuất kinh doanh và đòi ông Lê Phong Linh bồi thường thiệt hại (ước tính khoảng 350 đến 400 triệu đồng) là do chưa chứng minh được nhân vật Long Tinh có phải nhân vật sao chép từ nhân vật Trạng Tý thuộc QTS của Công ty Phan Thị hay không. Để chứng minh được điều này cần có trưng cầu giám định của các bên liên quan giải quyết tranh chấp và các cơ quan chuyên môn về loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể gồm: Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Chi hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh… Khi đó, Tòa án nhân dân Q1 TP HCM sẽ lấy kết quả trưng cầu tham khảo và quyết định tuyên án mức bồi thường, tịch thu, tiêu hủy phù hợp.