Ngoại lệ của quyền sao chép

0
599

  Ngoại lệ của quyền sao chép đáng chú ý ở mấy điểm sau đây.

Thứ nhất: Luật SHTT Việt Nam quy định “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, trả tiền thù lao” (Điều 25) và “Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền” (Điều 23) Theo quy định của hai điều này, ngoại lệ chỉ dành cho một số trường hợp sử dụng tác phẩm đáp ứng ba điều kiện sau:

1) Việc sử dụng hoàn toàn vào mục đích phi thương mại như: Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, sử dụng riêng hay để cung cấp thông tin;

2) Việc sử dụng tác phẩm không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi, chương trình phát sóng, không gây phương hại đến quyền tác giả và quyền liên quan;

3) Khi sử dụng phải tôn trọng các quyền tác giả, chủ thể của quyền liên quan ( như thông tin về tác giả, tác phẩm…). Tại [6; Điều 25]  quy định một trong những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao là “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” và “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”.

 Thứ hai: Tác giả đã chết cách đây 50 năm tuy nghiên công chúng chỉ được khai thác các giá trị tài sản mà không làm ảnh hưởng tới quyền nhân thân của tác giả, mọi sự thay đổi phải được sự đồng ý của người thừa kế (có thể là cá nhân, tổ chức. Nếu trong trường hợp không để lại di chúc thì tác phẩm đó thuộc về Nhà nước)

Thứ ba: Không được sao chép tự do nếu trên tác phẩm mang ký hiệu chữ ( C) tức là không được sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, không được sao chép tác phẩm nếu không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm [ Điều 26 luật SHTT]

Thứ tư: Còn đối với thư viện thì theo quy định tại [khoản 2 Điều 25] Nghị định 100/2006/NĐ-CP, thư viện chỉ có quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.