Người tiêu dùng có được bồi thường khi dùng sản phẩm gây hại tới sức khoẻ?

0
351

Xung quanh vụ Công ty URC Hà Nội bị xử phạt do sản xuất lô sản phẩm Trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực hiệu Rồng đỏ có hàm lượng chì cao hơn mức công bố. Đáng lo hơn, số nước giải khát này đã tiêu thụ sạch trên thị trường và không thể thu hồi. Vậy hành vi vi phạm này đã có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự? Đó là câu hỏi phóng viên Dân Việt đặt ra với luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW- Hà Nội). Luật sư Hà cho biết:

Nhiễm độc chì được xếp vào loại nhiễm độc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, và có thể gây ra tử vong.

Theo quy định của luật hình sự hiện hành thì chưa có quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại. Nhưng vẫn có thể xử lý đối với cá nhân theo quy định tại Điều 244, Bộ luật hình sự 1999. Theo đó “ Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm  năm.”. Như vậy để có cứu trách nhiệm hình sự thì phải có hậu quả xảy ra.

Tuy nhiên từ 1.7.2016 Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực pháp luật thì hành vi vi phạm của Công ty URC Hà Nội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 317 “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” . Theo đó chỉ cần có hành vi “chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm” là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không cần có hậu quả xảy ra.

Vậy những người đã sử dụng sản phẩm của URC có hàm lợi chì nêu trên, có thể yêu cầu URC bồi thường thiệt hại?

Người đã mua sản phẩm nêu trên của URC có quyền yêu cầu URC đổi sản phẩm, trả lại tiền… và nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do sử dụng sản phẩm đó thì có có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trước tiên là hai bên thương lượng thỏa thuận với nhau hoặc thông qua Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề nghị bảo vệ quyền lợi cho mình. Nếu không thỏa thuận được thì khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Cảm ơn luật sư!

Lê Chiên (thực hiện)

Bài báo gốc:

http://danviet.vn/ban-doc/uong-c2-rong-do-nhiem-chi-co-duoc-boi-thuong-684276.html

Mời Quý vị xem nội dung trả lời của luật sư SBLAW về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực viễn thông: