Những điểm mới quan trọng của Nghị định 85/2021

0
804

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2021 bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013 về TMĐT có hiệu lực từ 01/01/2021. Đâu là những điểm mới đáng chú ý mà cá nhân, tổ chức có liên quan cần cập nhật?

Nghị định 85/2021 của Chính phủ về Thương mại điện tử được ban hành sau khi đã tiếp thu các góp ý, chỉnh sửa từ nghị định 52/2013. Theo đó, Nghị định đã đưa thêm chủ thể của hoạt động TMĐT là dịch vụ logistic, quy định trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ của người bán, hay quy định hoàn toàn mới về hoạt động TMĐT của thương nhân, tổ chức nước ngoài.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật S&B Law, các quy định này đã bao phủ hầu khắp các hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT:

“Việc phân thành 4 loại hình này sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý các hoạt động, từ quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, từ đó cũng hạn chế việc thất thoát ngân sách nhà nước”.

Như vậy, bên cạnh hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua website như trước đây, thương nhân, tổ chức còn được thực hiện hoạt động thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội như: Facebook, zalo, instagram..

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung quy định về thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam. PGS.TS Lê Xuân Trường, Giảng viên Học viện tài chính nhận định:

“Đây là quy định hoàn toàn mới của Nghị định 85/2021. Theo đó, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức có một trong các hình thức hoạt động như có tên miền Việt Nam, có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm”.

Và gắn liền với việc phân loại các hình thức hoạt động của sàn thương mại điện tử, điều mà người bán hàng phải đặc biệt lưu ý là cung cấp chi tiết, cụ thể thông tin về hàng hóa dịch vụ, LS Nguyễn Thanh Hà đánh giá, quy định lần này đã ràng buộc trách nhiệm của bên bán:

“Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng. Người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép”.

Bên cạnh đó, điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử gồm: nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam; nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp Việt Nam trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam;…

Tuy nhiên, CGKT, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để quản lý hoạt động thương mại điện tử, với các hình thức lách luật, gây rủi ro cho người mua và thất thoát ngân sách nhà nước:

“Chúng ta mới đang quản lý các doanh nghiệp lớn, với người kinh doanh chuyên nghiệp. Còn những người kinh doanh nhỏ lẻ, thông qua quảng cáo ngắn hạn, trong các nhóm kín còn có các vướng mắc, khó khăn”.

Còn ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ Tịch kiêm Trưởng Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM cho biết:

“Nghị định 85 còn tương đối mới, cần có thời gian để đánh giá về ưu điểm và các vướng mắc. Hiệp hội đang lấy ý kiến của các thành viên và sẽ có những đóng góp ý kiến về Nghị định này. Chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận vấn đề này từ các bên liên quan để chuyển tới quý vị và các bạn trong thời gian tới”.

Tin tức trong nước và quốc tế

# Bộ Tài chính bắt đầu xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đến năm 2025, tất cả thủ tục… được thực hiện thông qua cơ chế Một cửa quốc gia. 

Và trước thời điểm hóa đơn điện tử theo quy định mới sẽ chính thức được áp dụng từ tháng 11 tới, Tổng cục Thuế vừa hoàn thành tập huấn về quy trình áp dụng hóa đơn điện tử cho các Cục thuế triển khai đợt đầu tiên. 

# Trước việc Trung Quốc kiểm soát khắt khe nhập khẩu từ năm 2022, Bộ NN&PTNT đang gấp rút xây dựng kịch bản thích ứng cho nông sản xuất khẩu trước sự thay đổi của thị trường này. 

Còn với ngành dệt may, dù đạt kim ngạch 29 tỷ USD từ đầu năm, nhưng toàn ngành vẫn lo đứt gãy chuỗi cung ứng 3 tháng cuối năm vì Covid19.

# Theo JLL, trong khi thị trường đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn tại miền Nam đang gặp khó do COVID-19, thị trường miền Bắc vẫn giữ nhịp tăng trưởng.

Còn tại Hà Nội, sphẩm căn hộ bình dân ngày càng khan hiếm trong Quý 3, chiếm chỉ 3,5% tổng lượng cung và đều nằm ở xa khu trung tâm. 

# Báo cáo của iPrice vừa cho biết, chưa đến 20% Top mặt hàng được tìm mua trên sàn thương mại điện tử là hàng VN, còn lại là hàng ngoại nhập. 

Và ghi nhận từ đầu tháng 10, giá một số thịt cá, rau củ, quả tại TPHCM tăng nhẹ từ 5-15% do chợ truyền thống của thành phố hoạt động lại chưa nhiều, số tiểu thương buôn bán còn ít, khâu vận chuyển chưa thuận lợi.

# Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ ​dự báo ​tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 xuống dưới 6%. 

IMF cũng ước tính nợ công của thế giới đã tăng lên mức gần 100% GDP toàn cầu, chủ yếu vì các biện pháp ứng phó tài chính lớn đối với dịch bệnh. 

# Mỹ sẽ lấy ý kiến dư luận về việc loại bỏ thuế quan với Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện cho rằng Bắc Kinh không thực thi thỏa thuận thương mại song phương.

Còn Trung Quốc dự báo, các ngân hàng thương mại nước này sẽ tăng lợi nhuận ròng khoảng 10% trong quý III và IV/2021 nhờ kinh tế phục hồi.

# Khủng hoảng nguồn cung khiến giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục lập kỷ lục mới, tăng 23% lên 117 euro/MWh, so với chỉ 15 euro cách đây 6 tháng. 

Với thị trường tiền ảo, giá Bitcoin vừa vọt lên mức gần 52.000 USD trong phiên hôm nay, mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua. 

Thị trường chứng khoán

# Đóng cửa hôm nay, VNIndex tăng 8,19 điểm là phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Cổ phiếu GAS và VHM có phiên thứ 2 liên tiếp đóng vai trò nâng đỡ thị trường cao nhất. 

# Nhóm Chứng khoán nhanh chóng giảm nhiệt chỉ sau 1 phiên tăng mạnh hôm qua. Hầu hết cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ, chỉ các mã VCI, CTS, VND giữ được mức giá tham chiếu. 

# Theo SSI Reseach, thanh khoản trên HOSE cải thiện hơn, lên 17,3 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Khối ngoại bán ròng trở lại 518 tỷ đồng, tập trung cao nhất ở HPG 174,4 tỷ đồng và NVL 135 tỷ đồng.

Link bài viết: https://vovgiaothong.vn/nhung-diem-moi-quan-trong-cua-nghi-dinh-852021