Trường hợp thứ nhất, nếu cam kết về việc chỉ sử dụng đất mà không được bán đã được lập thành văn và được công chức hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật dân sự thì cam kết này là hợp pháp và có hiệu lực pháp luật. Cam kết này được xem như một loại giao dịch dân sự nên theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015
” Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Theo đó, Cam kết đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực chủ thể, sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch, mục đích và nội dung của cam kết không trái pháp luật và đạo đức xã hội; hình thức của cam kết được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Đảm bảo những điều kiện này thì cam kết sẽ có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp này nếu bạn muốn bán hoặc đổi thì bạn đã vi phạm cam kết và phải chịu trách nhiệm đối với cam kết. Về việc chịu trách nhiệm như thế nào thì nào thì bạn có thể thỏa thuận với các bên có liên quan.
Trường hợp thứ hai, cam kết không đáp ứng đủ các điều kiện về nội dung và hình thức, tức là bạn có thể chứng minh được, cam kết không được xác lập trên sự tự nguyện hay cam kết không được công chứng hoặc chứng thực thì cam kết này không có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, bạn không phải chịu trách nhiệm với cam kết và có thể chuyển nhượng đất.