Pháp luật Việt Nam bảo hộ về tác phẩm mỹ thuật

0
453

Văn bản pháp lý:

 Quyền sở hữu trí tuệ mang bản chất lãnh thổ và do pháp luật quốc gia điều chỉnh. Song, những khác biệt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại quốc tế – đây bị coi là một trong những rào cản phi thuế quan. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu là cần thiết.

    Để bảo hộ cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, Việt Nam đã áp dụng nhiều công ước quốc tế. Trước hết phải kể đến công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Đây là công ước quốc tế đầu tiên về bảo vệ quyền tác giả. Công ước đặt ra ba nguyên tắc cơ bản, bao gồm: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ đương nhiên, nguyên tắc bảo hộ độc lập và một loạt các quy định xác định sự bảo hộ tối thiểu cũng như các quy định đặc biệt dành cho các nước phát triển. Ngoài ra, là công ước UCC “Công ước toàn cầu về bản quyền” (1971), Hiệp ước WCT “Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả” (1996).

     Trong pháp luật Việt Nam, văn bản pháp lý cao nhất về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005, và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009. Ngoài ra, là một số các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực thi, đó là: Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 về thực thi một số điều trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan”.

 Điều kiện bảo hộ:

 Một sản phẩm lao động trí tuệ được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

a) Tính sáng tạo: Tính sáng tạo hay là tính nguyên gốc là tác phẩm được tác giả sáng tạo ra một cách trực tiếp, tạo ra lần đầu tiên, độc lập và không sao chép từ tác phẩm của người khác.

b) Được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ không được bảo hộ nếu nó thể hiện dưới dạng một ý tưởng, mà phải được định hình dưới dạng vật chất nhất định (hay còn gọi là vật chất hóa) như được chạm khắc trên tủ, vẽ  hoặc in trên bao bì, tạo hình trên đồ gốm…

Thỏa mãn được hai điều kiện trên, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ tự động.

 Cơ chế bảo hộ:

   Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả, và đăng kí bảo hộ tại Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch.

    Quyền tác giả thì không nhất thiết phải đăng kí tức là không phụ thuộc vào thủ tục nào vì nó tự động phát sinh khi tác phẩm được định hình bằng bất kì phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị.

    Cơ chế quyền tác giả có nghĩa là cơ chế bảo hộ về mặt hình thức, không bảo hộ về mặt nội dung, có thể làm theo được.