Phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án

0
1002

Mỗi hình thức giải quyết tranh chấp thương mại đều mang những đặc điểm riêng với những ưu điểm và hạn chế nhất định, sự đa dạng trong cơ chế giải quyết tranh chấp là biểu hiện đặc trưng về tính đa dạng của các quan hệ kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Sau đây là sự phân tích của chúng tôi về ưu và khuyết điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án để các khách hàng có sựa lựa chọn chính xác hơn khi cần phải giải quyết tranh chấp.

Khái niệm.

Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại TA.

Gồm có:

_ Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, phiên toà sơ thẩm.

_Thủ tục giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm.

_Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Ưu điểm

Nếu như việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang đặc điểm tôn trọng quyền thỏa thuận hay ý chí của các bên tham gia để đưa ra phán quyết thì đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Nhờđó, việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án còn trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh.

Hạn chế

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hơn nữa, nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án không phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh và tâm lý của giới doanh nghiệp. (có thể làm sút giảm uy tín của các bên trên thương trường; lộ các bí mật kinh doanh…), ngoài ra, bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo khiếu nại nên thời gian kéo dài.