Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả với CTMT

0
416

CTMT là một trong 12 loại hình tác phẩm được Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và sửa đổi bổ sung 2009 quyết định bảo hộ quyền tác giả (Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ). Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về quyền tác giả đối với CTMT bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Việc bảo hộ CTMT không được mở rộng đến tư tưởng, khái niệm, phát hiện, cách tính toán, quá trình xử lý và vận dụng được dùng khi phát triển phần mềm.

Ngoài ra còn có những văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về quyền tác giả đối với CTMT:

– Bộ luật dân sự 2005

– Các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996, số 60/CP ngày 6/6/1997

– Các văn bản pháp luật khác như nghị định số 31/2001/NĐ-CP, quy định 37/2005/QĐ-BTC

– Hiệp định song phương với một số nước như: Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, hiệp định bảo hộ Sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ với Thụy Sỹ…

– Các Bản ghi nhớ giữa Cục SHTT Thái Lan và Cục bản quyền tác giả văn hóa – nghệ thuật Việt Nam; Bản ghi nhớ giữa Cục SHTT Thái Lan và các cơ quan liên quan Việt Nam về hợp tác, thúc đẩy và bảo hộ SHTT; Bản ghi nhớ giữa Cục bản quyền tác giả nước CHND Trung Hoa và Cục bản quyền tác giả văn hóa – nghệ thuật Việt Nam về hợp tác, thúc đẩy và bảo hộ SHTT.

Như vậy Việt Nam đã thiết lập được hành lang pháp lý, giúp khuyến khích hoạt động sáng tạo đảm bảo lợi ích của các chủ thể, tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả, đảm bảo cho việc hội nhập quốc tế, phát huy mặt tích cực của kinh tế xã hội như bảo vệ các nhà sản xuất phần mềm và nghành công nghệ phần mềm, tạo ý thức coi trọng giá trị sáng tạo, ý thức tuân thủ pháp luật, nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế…