Quy định mới về giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam.

0
385
Ngày 03 tháng 02 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016, có một số nội dung thay đổi quan trọng sau đây:
Thứ nhất:  Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 8, Điều 172 Bộ luật lao động năm 2016 (vào Việt Nam dưới thời hạn 03 tháng để chào bán dịch vụ; hoặc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ mà các chuyên gia tại Việt Nam chưa giải quyết được, sinh viên du học tại Việt Nam) và những người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
Thứ hai:  Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc với vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật làm việc với thời hạn dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày một năm thuộc diện không cấp giấy phép lao động (bỏ quy định người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày thuộc diện không cấp giấy phép lao động);
Thứ ba: Thời hạn xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ theo thời hạn hợp đồng lao động và tối đa không quá 2 năm (Nghị định 102/2013/NĐ-CP không giới hạn thời hạn xác định không thuộc diện cấp giấy phép lao động);
Thứ tư:  Lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đang còn trong thời hạn có hiệu lực nhưng thay đổi về vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động hoặc thay đổi người sử dụng lao động sẽ phải xin cấp giấy phép lao động mới theo trình tự đặc biệt (Nghị định 102/2013/NĐ-CP không quy định về vấn đề này);
Thứ năm:  Thời hạn cấp giấy phép lao động được rút ngắn từ 10 xuống 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Chậm nhất 05 ngày trước khi Giấy phép lao động hết hiệu lực, Lao động nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động. Lao động nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động sớm hơn nhưng không được nộp trước 45 ngày trước khi hết hạn giấy phép lao động.
Trên đây là một số nội dung thay đổi quan trọng theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Quý khách hàng và đối tác có thể tải văn bản tại đây: Nghị định 11_2016_ND-CP_16230304