Quy định về đấu giá tài sản.

0
809

 

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật Đấu giá. Khi tổ chức một cuộc đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản cần ban hành quy chế đấu giá. Vậy quy chế này bao gồm những nội dung gì? Vấn đề này được quy định tại Điều 34 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.
  2. Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;

b) Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;

c) Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;

d) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;

đ) Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;

e) Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;

g) Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;

h) Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;

i) Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.

Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.

 

QUYỀN CỦA NGƯỜI TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ

Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Việc đấu giá hàng hóa trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Quyền của người tổ chức đấu giá được quy định tại Điều 189 Văn bản hợp nhất Luật Thương mại số 17/VBHN-VPQH, cụ thể như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:

Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hóa đấu giá và giao hàng hóa được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;

Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng ủy quyền;

Tổ chức cuộc đấu giá;

Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật này.

Trong đó:

Điều 211 quy định vể thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa như sau:

Trường hợp không có thỏa thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa thì thù lao được xác định như sau:

  1. Trường hợp cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo Điều 86 của Luật này;
  2. Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này.

 

HÌNH THỨC ĐẤU GIÁ, PHƯƠNG THỨC ĐẤU GIÁ

Đấu giá tài sản có thể coi là một hoạt động thương mại, theo đó, người có tài sản đấu giá tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán tài sản công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Vậy đấu giá tài sản có những hình thức và phương thức đấu giá nào? Nội dung này được quy định tại Điều 40 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
  2. a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
  3. b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
  4. c) Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
  5. d) Đấu giá trực tuyến.
  6. Phương thức đấu giá bao gồm:
  7. a) Phương thức trả giá lên;
  8. b) Phương thức đặt giá xuống.
  9. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.

 

 

ĐẤU GIÁ BẰNG BỎ PHIẾU GIÁN TIẾP

Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp là hình thức có nhiều điểm nổi trội so với các hình thức cũ, đảm bảo việc bảo mật thông tin cho khách hàng, hạn chế sự can thiệp của các đối tượng “cò đấu giá” thông đồng, dìm giá, đảm bảo khách quan, công bằng, giúp người dân có nhu cầu thực sự mua được tài sản, giảm thất thoát giá trị tài sản. Vậy đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp diễn ra như thế nào? Nội dung này được quy định tại Điều 43 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 như sau:

  1. Khi đăng ký tham gia đấu giá, người tham gia đấu giá được nhận phiếu trả giá, hướng dẫn về cách ghi phiếu, thời hạn nộp phiếu trả giá và buổi công bố giá; được tổ chức đấu giá tài sản giới thiệu từng tài sản đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi điểm, trả lời câu hỏi của người tham gia đấu giá và các nội dung khác theo Quy chế cuộc đấu giá.
  2. Phiếu trả giá của người tham gia đấu giá phải được bọc bằng chất liệu bảo mật, có chữ ký của người trả giá tại các mép của phong bì đựng phiếu. Phiếu trả giá được gửi qua đường bưu chính hoặc được nộp trực tiếp và được tổ chức đấu giá tài sản bỏ vào thùng phiếu. Thùng phiếu phải được niêm phong ngay khi hết thời hạn nhận phiếu.
  3. Tại buổi công bố giá đã trả của người tham gia đấu giá, đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá giới thiệu bản thân, người giúp việc; đọc Quy chế cuộc đấu giá; công bố danh sách người tham gia đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá; công bố số phiếu phát ra, số phiếu thu về.

Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá mời ít nhất một người tham gia đấu giá giám sát về sự nguyên vẹn của thùng phiếu. Nếu không còn ý kiến nào khác về kết quả giám sát thì đấu giá viên tiến hành bóc niêm phong của thùng phiếu.

Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá mời ít nhất một người tham gia đấu giá giám sát sự nguyên vẹn của từng phiếu trả giá; tiến hành bóc từng phiếu trả giá, công bố số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ, công bố từng phiếu trả giá, phiếu trả giá cao nhất và công bố người có phiếu trả giá cao nhất là người trúng đấu giá.

  1. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trả giá cao nhất thì ngay tại buổi công bố giá, đấu giá viên tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người trúng đấu giá. Đấu giá viên quyết định hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói hoặc đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp. Nếu có người trả giá cao nhất không đồng ý đấu giá tiếp hoặc không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người trúng đấu giá.

 

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ

Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Vậy người tổ chức đấu giá là ai và có nghĩa vụ gì khi tổ chức hoạt động đấu giá?

  • Người tổ chức đấu giá

Tại khoản 1 Điều 186 Luật Thương mại 2005 quy định: Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.

  • Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá

Điều 190 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá, cụ thể:

  1. Tổ chức đấu giá hàng hóa theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thỏa thuận với người bán hàng.
  2. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá.
  3. Bảo quản hàng hóa đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
  4. Trưng bày hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
  5. Lập văn bản bán đấu giá hàng hóa và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật Thương mại 2005.

Theo đó, Điều 203 quy định văn bản bán đấu giá hàng hóa như sau:

“1. Văn bản bán đấu giá hàng hóa là văn bản xác nhận việc mua bán. Văn bản bán đấu giá hàng hóa phải có các nội dung sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
  2. b) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
  3. c) Tên, địa chỉ của người bán hàng;
  4. d) Tên, địa chỉ của người mua hàng;

đ) Thời gian, địa điểm đấu giá;

  1. e) Hàng hóa bán đấu giá;
  2. g) Giá đã bán;
  3. h) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
  4. Văn bản bán đấu giá hàng hóa phải được gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.
  5. Trường hợp đấu giá không thành, trong văn bản bán đấu giá hàng hóa phải nêu rõ kết quả là đấu giá không thành và phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và h khoản 1 Điều này.”
  6. Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hóa.
  7. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
  8. Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật Thương mại 2005 hoặc trả lại hàng hóa không bán được cho người bán hàng theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hóa trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.

Theo đó, khoản 3 Điều 204 quy định: “Trường hợp giá bán hàng hóa thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá xuống thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hóa bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.”