Xử lý như thế nào khi cố tình tăng giá bán lẻ thuốc trong thời kì bùng dịch COVID-19 ?

Xử lý như thế nào khi cố tình tăng giá bán lẻ thuốc trong thời kì bùng dịch COVID-19 ?

0
593

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW trả lời truyền hình Thông tấn về biện pháp xử lý khi doanh nghiệp cố tình tăng giá bán lẻ thuốc trong thời kì bùng dịch COVID-19 ?

Câu hỏi: Hiện nay, có hiện tượng các cửa hàng, đơn vị kinh doanh thuốc cố tình tăng giá bán lẻ thuốc, đặc biệt là thuốc nam, đông y được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị COVID 19 trong tình hình dịch bệnh như thế này, cộng với Bộ Y Tế vừa ban hành công văn 5944 xong lại thu hồi ngay lập tức. Những cửa hàng, đơn vị kinh doanh thuốc này có thể bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp hiện nay, việc tăng giá vô lí các loại hàng hoá đều đang vi phạm quy định của pháp luật theo điểm c khoản 2 Điều 10 Luật giá 2012 thì tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không được phép lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm, hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí.

Đối với cụ thể ngành y tế, căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó cá nhân có hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý với thuộc phục vụ phòng, chống dịch bệnh có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; tổ chức là 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: “5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.