Câu hỏi: Chung cư hiện nay được xây dựng rất nhiều, tuy nhiên một số chung cư hiện nay thậm chí còn không có thiết bị chữa cháy tạm thời, lối thoát hiểm thì bị trưng dụng. Cho tôi hỏi: có quy định nào nào về quy định PCCC với các công trình chung cư hay không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 15 luật phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi 2013) về thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
“1. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:
a) Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô;
b) Hệ thống giao thông, cấp nước;
c) Bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết;
d) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
2. Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:
a) Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn;
b) Hệ thống thoát nạn;
c) Hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
d) Các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
đ) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
3. Các dự án, thiết kế quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
4. Chính phủ quy định danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.”
Như vậy, khi tiến hành cải tạo, xây mới hay thực hiện thi công công trình phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp về phòng cháy chữa cháy. Chung cư thuộc một trong các công trình ở khu dân cư, tại đây thường có mật độ dân cư đông đúc vì vậy việc kiểm tra về phòng cháy chữa cháy cần tuân thủ nghiêm ngặt.
Điều 16 luật Phòng chaý chữa cháy 2001 ( sửa đổi năm 2013) về Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựg và sử dụng công trình
“1 Chủ đầu tư thực hiện thủ tục trình duyệt dự án, thiết kế về phòng cháy chữa cháy; Chỉ được thi công khi thiết kế về an toàn phòng cháy và chữa cháy của công trình đã được duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình trước khi đưa vào sử dụng.
Trong quá trình thi công công trình, nếu có thay đổi thiết kế thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được duyệt lại.
2. Trong quá trình thi công công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Trong quá trình sử dụng công trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thường xuyên kiểm tra, duy trì các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy”.
Điều 17 Luật PCCC 2001 về Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
“1. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
2. Thôn, ấp, bản, tổ dân phố có các quy định, nội quy về phòng cháy va chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ chaý, nổ; có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện phòng chat và chữa chat; có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy”.
Chung cư là dự án cần được kiểm duyệt, khi xây dựng chủ dự án phải xin giấy phép vì nếu không đáp ứng đủ quy chuẩn về PCCC thì khi bị thanh tra nếu phát hiện có thể bị ngưng hoạt động với dự án đang xây, với một số dự án đã đi vào hoạt động thậm chí có thể bị cắt điện nước.
“Điều 63. Xử lý vi phạm
1.Người nào có hành vi vi phạm các quy định của luật này thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, nơi không thực hiện đúng quy định ngoài bị xử lí hành chính, nếu vi phạm này gây ra thiệt hại nghiêm trọng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vừa phải bồi thường cho người thiệt hại.