Rủi ro pháp lý khi kinh doanh trong môi trường quốc tế

0
759

Câu hỏi: Sai lầm, chủ quan thường thấy và quan trọng nhất của doanh nghiệp khi kinh doanh trên môi trường quốc tế là gì?

Trả lời:

Đồng sáng lập đem bán tài sản của công ty mà không thong báo cho các cổ đông khác

Câu hỏi: Trong trường hợp đồng sáng lập đem bán tài sản của công ty mà không thong báo cho các cổ đông khác thì chế tài xử phạt như thế nào?

Trả lời: Trong trường hợp này, có hai trách nhiệm mà cồ đông này có thể phải chịu.

1.Trách nhiệm hình sự:

Thành viên đồng sáng lập có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

  1. a) Có tổ chức;
  1. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  1. c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  1. d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.”

2. Trách nhiệm dân sự.

Ngoài việc thành viên đồng sáng lập đó phải chịu trách nhiêm pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự, thì phần giải quyết tài sản sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự. Theo Điều 225 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.”

Trong trường hợp này, thành viên đó đã đem bán số tài sản đó của công ty thì công ty có quyền yêu cầu Tòa án buộc thành viên đó phải trả lại số tiền theo đúng giá trị tương đương của số tài sản đã bị đem bán.