Siết chặt livestream bán hàng

0
943

Bộ TT-TT đang lấy ý kiến công khai dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet.
Hai điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo sửa đổi nghị định là Bộ TT-TT đề xuất là nghĩa vụ của nhà cung cấp và quyền của người sử dụng. Theo đó, các kênh/tài khoản và các trang web/ứng dụng cung cấp dịch vụ nội dung có từ 10.000 lượt người truy cập thường xuyên 1 tháng phải thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ TT-TT và phối hợp xử lý thông tin vi phạm theo quy trình. Các dịch vụ này phải chặn, gỡ các thông tin, dịch vụ vi phạm trong 24 giờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền VN, các doanh nghiệp viễn thông cũng được phép thực hiện biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn nội dung vi phạm.

Đặc biệt, người sử dụng tại VN có quyền thông báo vi phạm, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới xử lý và khởi kiện. Các MXH xuyên biên giới phải có bộ phận chuyên trách tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ người sử dụng, tuân thủ bản quyền báo chí với các cơ quan báo chí VN. Riêng về livestream, chỉ cho phép các kênh, tài khoản đã thông báo với Bộ TT-TT mới được cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) và dịch vụ có phát sinh doanh thu. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về nội dung và cả phần bình luận của người dùng.

1.Thưa Luật sư, nhiều người lo lắng việc siết chặt hoạt động livestream, bán hàng trên các mạng xã hội sẽ khiến hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn hơn? Theo LS, những lo ngại trên có cơ sở không?

Trả lời:

Hiện nay, nhiều người dùng công cụ livestream để giới thiệu và bán hàng qua mạng một cách khá hiệu quả với chi phí rẻ và có tính tương tác cao.

Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng các chiêu trò như ăn mặc phản cảm, phát ngôn sốc để có thể thu hút được nhiều người vào xem, nhằm mục tiêu là bán được càng nhiều hàng càng tốt.

Bên cạnh đó, việc livestream của một số đối tượng cũng là hành vi vi phạm pháp luật khi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, cung cấp các thông tin chưa kiểm chứng và sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

 Bên cạnh đó, sự tham gia của các mạng xã hội nước ngoài tại Việt Nam như Facebook, Youtube, Tiktok,… dù chiếm số lượng lớn nhưng lại chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Thực tế này đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực này.

Với quy định các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội có lượng người theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên phải thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông; Các mạng xã hội chỉ cho phép các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung đã thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông mới được sử dụng dịch vụ livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức; …

Những quy định này hoàn toàn không gây cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của người dân mà đang góp phần loại bỏ tin giả, nâng cao quản lý với những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Người dân có nhu cầu kinh doanh hay livestream kiếm tiền thì có thể tiến hành thông báo thông tin liên hệ với cơ quan nhà nước, thủ tục không phức tạp nên sẽ không phải là rào cản đối với các hoạt động kinh doanh hợp pháp.

2.Việc quản lý chặt các hoạt động livestream mang lại lợi ích gì cho tất cả các bên: Người tiêu dùng, người bán hàng và nhà nước?

Trả lời:

Việc lành mạnh hoá môi trường kinh doanh online, kiểm soát nội dung livestream trên mạng là một điều có ích cho tất cả mọi người. Bởi hiện nay các hoạt động online có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống thật khi có rất nhiều người dành nhiều thời gian để xem các video trên mạng nói chung và video livestream nói riêng; đồng thời cùng với sự phát triển của hoạt động bán hàng trên mạng với livestream là một trong những cách thức phổ biến nhất, có khả năng tăng tương tác với nhiều người nhất, việc bán hàng online, livestream online đã trở thành hoạt động phổ biến và sẽ tiếp tục là một phần quan trọng thiết yếu trong hoạt động kinh doanh.

Đối với người tiêu dùng, quy định này có thể giúp họ tránh khỏi những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu; bị lừa đảo …. đặc biệt trong môi trường kinh doanh online những vấn đề liên quan đến chất lượng, thật giả … vẫn luôn là vấn đề gây nhức nhối.

Đối với người bán hàng, việc này sẽ giúp thanh lọc thị trường, và những người bán hàng uy tín sẽ có cơ hội củng cố vị trí của họ. Những quy định về quản lý livestream cũng góp phần tăng uy tín của thị trường bán hàng trên mạng giúp thu hút thêm nhiều khách hàng quan tâm, tin tưởng để mua bán hàng hoá trên mạng hơn. Đặc biệt, để việc kinh doanh trên mạng tiếp tục phát triển mạnh mẽ như hiện nay mà không trở nên hỗn độn tạp nham khi có quá nhiều thành phần tham gia, có thể phát triển bền vững lâu dài, chắc chắn sẽ phải có một khung pháp lý để quản lý.

Đối với nhà nước, việc quản lý này giúp nhà nước xây dựng một môi trường kinh doanh online lành mạnh, tránh nhiều hậu quả phải giải quyết sau này như việc tràn lan hàng hoá kém chất lượng, việc buôn bán những sản phẩm độc hại cho người dân.

3.Ở các nước, hoạt động livestream bán hàng được quản lý như thế nào, thưa luật sư?

Trả lời:

Chính sách của chính phủ Trung Quốc nhằm hỗ trợ và tăng cường quản lý lĩnh vực này có thể là để kinh nghiệm sự phát triển của hoạt động bán hàng trực tiếp ở các nước khác.

Từ xu hướng phát triển

Các nền tảng công nghệ như Facebook, WeChat đang tạo ra chức năng phát trực tiếp để người dùng có một cách khác để chia sẻ các hoạt động cá nhân hàng ngày. Nhờ sự thoải mái và tác động của đại dịch Covid-19, livestream đang trở thành một ngành công nghiệp bán hàng.

Tại Trung Quốc, bán hàng trực tiếp đã trở thành “mạch máu” của ngành bán lẻ nước này. Năm 2019, có tới 80% doanh thu của các công ty bán lẻ đến từ hệ thống thương mại. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã đưa kênh bán hàng trực tuyến lên ngôi và trở thành “cứu cánh” cho nhiều chủ cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc, giúp họ tiếp cận người mua trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Nó không phải là hoàn toàn kết thúc.

Hầu hết các nhà bán lẻ làm việc với thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội như Taobao, Tmall, JD.com và WeChat. Một số công ty lớn, chẳng hạn như Forest Cabin, đã đào tạo nhân viên của họ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Gap Inc. hay Louis Vuitton cũng đang tham gia vào các chương trình phát sóng trực tiếp để thu hút hàng triệu người tiêu dùng Trung Quốc. Theo báo cáo, livestream là ứng dụng Internet phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc trong năm nay.

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã cảnh báo rằng các bên thứ ba có thể gian lận số lượng khách hàng truy cập vào chương trình phát sóng trực tiếp, tạo ra doanh số bán hàng giả khiến các nhà bán lẻ tính phí cao hơn khi sử dụng nền tảng của họ. Tài khoản ảo đóng góp đáng kể vào lượng người xem trực tiếp, có nghĩa là kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng là giả tạo.

Và chính sách quản lý

Chính phủ Trung Quốc có chính sách khuyến khích livestream. Vào tháng 2, Bộ Thương mại Trung Quốc đã kêu gọi các nền tảng thương mại điện tử giúp nông dân bán sản phẩm trực tuyến, chủ yếu thông qua phát trực tiếp.

Vào tháng 5, Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội đã thêm một chương trình phát sóng trực tiếp vào danh sách các nghề được công nhận của đất nước. Một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang cố gắng biến các thành phố của họ thành trung tâm sống. Lễ hội bán hàng trực tiếp kéo dài ba ngày với hơn 200.000 phiên phát trực tuyến đã được tổ chức tại Quảng Châu vào tháng 6. Trung Quốc chú trọng đào tạo nhân viên kinh doanh kỹ năng thuyết trình, tương tác; khả năng xử lý các vấn đề hoặc câu hỏi, phản ứng hỗn hợp của khách hàng; cách tăng cường sức ảnh hưởng của cộng đồng xã hội hoặc thương hiệu cá nhân.

Nền tảng công nghệ cho hoạt động bán hàng trực tiếp ở Trung Quốc cũng khá vững chắc. Ví dụ, nhờ công nghệ của Alibaba, việc mua sắm rất dễ dàng, khi người xem đăng nhập để xem các chương trình phát sóng trực tiếp, địa chỉ giao hàng và chi tiết thanh toán được lưu trữ, không cần phải khai báo gì cả. Trong khi đó, các nền tảng công nghệ khác như Instagram cho phép sản phẩm đến tay người dùng nhưng không cho phép mua hàng trực tiếp.

Song song với việc hỗ trợ phát triển các chương trình truyền hình trực tiếp, Chính phủ Trung Quốc đang thắt chặt các thủ tục nhằm ngăn chặn và khắc phục mặt tiêu cực của hoạt động này. Một dự thảo các quy tắc nhằm ngăn chặn hành vi độc quyền của các nền tảng internet vừa được công bố. Theo đó, các nhà khai thác trực tiếp phải cung cấp thẻ nhận dạng và mã tín dụng xã hội cho các nền tảng internet mà họ sử dụng.

4.Những người bán hàng online trên mạng xã hội cần chuẩn bị gì để không bỡ ngỡ khi các quy định livestream được siết chặt?

Trả lời:

Người dùng cần phải xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng các quy tắc sau khi thực hiện việc livestream:

–       Tìm hiểu các quy định mới nhất được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nhằm hiểu rõ được pháp luật đồng thời xây dựng chiến lược riêng cho mình;

–       Thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông việc cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream. Cụ thể:

o   Các tài khoản dưới 10 nghìn người livestream với mục đích không phát sinh doanh thu theo dõi thì chỉ cần thông báo thông tin liên hệ tới cơ quan có thẩm quyền;

o   Các tài khoản trên 10 nghìn người hoặc tài khoản sử dụng livestream với mục đích phát sinh doanh thu thì phải làm thủ tục báo cáo theo mẫu số 05 tại phụ lục của Nghị định;

–       Xem xét kĩ lưỡng nội dung và quản lý cả phần bình luận của người dùng trong các buổi trực tuyến livestream nhằm bị thông báo vi phạm từ nhà cung cấp dịch vụ, người dùng và cơ quan quản lý;

–       Trong trường hợp bị thông báo vi phạm, chủ cửa hàng cần phối hợp với cơ quan quản lý nhằm giải quyết vấn đề. Trong trường hợp vi phạm thì phải nhanh chóng gỡ bỏ nội dung trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nếu nhận thức rõ mình không vi phạm, cần thu thập đầy đủ bằng chứng liên quan về đoạn phát sóng, bình luận của người xem; thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ về sự việc, gửi khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền và đồng thời nếu cần thiết thì nhận sự hỗ trợ và tư vấn pháp lý từ các luật sư và chuyên gia pháp luật.