Tác động của hàng hóa xâm phạm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tới các thành phần kinh tế

0
308

Những sản phẩm nhái giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu, không chỉ nhái túi xách, mũ, đồ chơi mà nạn hàng nhái, hàng giả còn hoành hành ở những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, mỹ phẩm, sữa,…

 Điều này không chỉ khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, nhà sản xuất bị thua lỗ mà ngay cả các nhà quản lý, cơ quan chức năng cũng đau đầu. Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái trên thị trường đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà sản xuất, đẩy các doanh nghiệp làm ăn chân chính đến bờ vực thua lỗ, thậm chí phá sản.

 +  Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp đã phải tốn kém rất nhiều chi phí cũng như thời gian, công sức cho việc bảo vệ uy tín sản phẩm ; khi thương hiệu đã có uy tín thì hàng bị làm nhái, làm giả lập tức xuất hiện. Chi phí cho nhiệm vụ phân biệt hàng thật, hàng giả của từng công ty có thể khác nhau, nhưng tối thiểu cũng chiếm từ 1 – 3% doanh số và làm giảm doanh thu của công ty từ 20 đến 30%. Khi doanh nghiệp thay đổi về mẫu mã và cách trang trí thì chỉ trong một thời gian ngắn hàng thật đã bị làm nhái. Doanh nghiệp có giải thích, hướng dẫn cho khách hàng đâu là thật, đâu là giả thì chỉ sau một thời gian sản phẩm cũng bị làm nhái, làm giả.

=> Thiệt hại trong kinh doanh và xây dựng thương hiệu.

+ Người tiêu dùng

Hoang mang lo sợ vì không biết nguồn gốc sản phẩm hàng hóa đã mua. Tổn thất về kinh tế,tiền bạc, thời gian và thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe vì hàng ngày dùng hàng hóa mà không rõ lai lịch.

=> Người tiêu dùng là người chịu thiệt hại nhiều nhất.

+ Nhà sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước.

Hàng hóa xâm phạm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xuất hiện nhiều trên thị trường khiến các nhà sẩn xuất  hoang mang gây mất lòng tin với khách hàng. Đời sống của người công nhân không được đảm bảo vì số lượng hàng hóa giả mạo nhãn hiệu diễn ra ngày càng tinh vi hơn thu hút sức mua của người tiêu dùng hơn vì giá cả hạ thấp so với giá thực tế.

 Lực lượng chống hàng giả là lực lượng mỏng, trang thiết bị nghiệp vụ thiếu; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành và địa phương với lực lượng QLTT. Ngay cả Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa được ban hành ngày 1-7-2000 đến nay vẫn còn nhiều địa phương chưa thông suốt. Trong một số trường hợp xử lý vi phạm, mức phạt còn quá nhẹ so với hành vi sai phạm nên chưa đủ sức răn đe, giáo dục đối tượng làm hàng giả. Vấn đề hiện nay là không chỉ doanh nghiệp, các nhà sản xuất chân chính khổ vì nạn làm hàng nhái, hàng giả mà ngay cả cơ quan chức năng cũng vất vả trong công tác ngăn chặn và xử lý.