Tên doanh nghiệp được coi là gây nhầm lẫn trong trường hợp nào?

0
486

Câu hỏi: Tôi có dự định thành lập doanh nghiệp, nhưng tôi chưa đặt tên cho doanh nghiệp vì sợ bị trùng và gây nhầm lẫn. Xin hỏi các trường hợp nào được coi gây nhẫm lẫn?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về các trường hợp được coi là tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

Như vậy, bạn cần tránh những trường hợp được pháp luật quy định được coi là gây nhầm lẫn.

Luật Doanh Nghiệp 2014 mở rộng quyền kinh doanh Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Rõ ràng, Luật DN 2014 đã có những điểm mới đáng kể trong việc mở rộng hơn quyền kinh doanh, trong đó bao gồm cả quyền kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh, cũng như việc gia nhập thị trường của DN, v..v.. Những điểm mới đó được cụ thể hóa như thế nào? Cộng đồng doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ những quy định mới này?