Thông tư hướng dẫn về thuế tài nguyên

0
330

Thông tư hướng dẫn về thuế tài nguyên

Ngày 02/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên.

Thông tư gồm có 5 chương với 13 điều, quy định cụ thể một số nội dung như sau:

* Đối tượng chịu thuế theo Thông tư:

– Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này được rút gọn từ 10 nhóm đối tượng xuống còn 07 nhóm, là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định;

+ Bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Sản phẩm của rừng tự nhiên; Hải sản tự nhiên; Nước thiên nhiên; Yến sào thiên nhiên; Các tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

– Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cụ thể hơn về nhóm đối tượng nước thiên nhiên. Trong đó nêu rõ: Nước thiên nhiêm bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.

* Thông tư quy định về các trường hợp được miễn thuế tài nguyên như sau:

– Tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên;

– Khai thác cành, ngọn, củi tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh… phục vụ sinh hoạt;

– Khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

– Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt và đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ;

– Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều…

– Trong trường hợp người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất tài nguyên, đã kê khai, nộp thuế sẽ được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất;

– Trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.

* Tính thuế tài nguyên theo Thông tư:

– Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

– Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ  

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế X Giá tính thuế đơn vị tài nguyên X Thuế suất thuế tài nguyên  

+ Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế X Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế….

* Sản lượng tài nguyên tính thuế theo thông tư:

– Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế…

– Đối với tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của tài nguyên khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau và được bán ra sau khi sàng tuyển, phân loại thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:

+ Đối với tài nguyên sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân loại .

+ Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau (quặng đa kim) qua sàng, tuyển, phân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai thác (quặng) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định đối với từng chất căn cứ sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên.

– Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:

+ Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên khai thác được xác định bằng cách quy đổi từ sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để bán ra theo định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm;

+ Định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm do người nộp thuế kê khai căn cứ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt,  tiêu chuẩn công nghệ thiết kế để sản xuất sản phẩm đang ứng dụng.

* Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế:

– Việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);

– Riêng việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản, ngoài việc thực hiện theo quy định chung, còn thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

*Tổ chức thực hiện:

– Thông tư quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế xây dựng Bảng giá tính thuế tài nguyên áp dụng tại địa phương; Thường xuyên rà soát, điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường;

+ Chỉ đạo các cơ quan Thuế, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc nhà nước và các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện quản lý thuế tài nguyên theo hướng dẫn mới.

– Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2015, thay thế Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính.

Quý khách hàng có thể tải Thông tư tại đây: 152/2015/TT-BTC