Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) quyết định sẽ tiến hành thu phí tác quyền đối với hơn 10.000 tác phẩm âm nhạc với mức phí 2.000 đồng/bài/đầu máy Karaoke trong thời hạn 1 năm.
Câu chuyện bản quyền trên nhiều diễn đàn đang “nóng” hơn bao giờ hết. Chúng tôi mời đến trường quay Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW để cùng trao đổi về vấn đề này
Theo văn bản khuyến cáo các hành vi xâm phạm bản quyền, quyền liên quan các bản ghi, bài hát vừa được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) công bố, tổ chức này cho biết sẽ thu phí tác quyền với hơn 10.000 tác phẩm âm nhạc thuộc quyền sở hữu tại các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke.
Mức thu phí là 2.000 đồng một bài, tính trên mỗi đầu máy karaoke, được áp dụng từ ngày 14/7/2017. Các điểm kinh doanh karaoke sẽ có thời hạn một năm sử dụng các sản phẩm âm nhạc sau khi đóng phí, và RIAV sẽ không truy thu thời gian sử dụng trước đây. Trung tâm Cấp phép và Quản lý quyền (trực thuộc RIAV) sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thu khoản phí này.
Thu phí đối với các bài hát thuộc bản quyền. Hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đã khảo sát hoạt động kinh doanh karaoke có sử dụng tác phẩm âm nhạc thuộc quyền quản lý tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Trà Vinh và Bến Tre.
Và theo kết quả khảo sát thì các đơn vị kinh doanh dịch vụ karaoke hiện sử dụng các sản phẩm bản ghi (gồm ghi âm, ghi hình) âm nhạc thuộc quyền sở hữu, quản lý của RIAV vào mục đích kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, trong khi chưa có sự thỏa thuận và được phép của chủ sở hữu. Điều này vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật dân sự năm 2005 nên Hiệp hội quyết định thu phí. Như vậy có đúng luật?
Vậy, khoản 2000 đồng/ bài hát/ đầu thu có điều luật nào quy định không, thưa ông?
Vâng, có quá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Người dân thì chưa hiểu rõ, doanh nghiệp thì lo ảnh hưởng đến kinh doanh còn Hiệp hội Công nghiệp ghi âm thì làm theo Luật. Nhưng thực sự tôi vẫn muốn biết, nếu thực tế áp đúng Luật thì các doanh nghiệp kinh doanh karaoke sẽ bị thu phí bài hát từ năm 2005. Vậy, thưa ông, Doanh nghiệp kinh doanh karaoke sẽ bị xử lý như thế nào, nếu không nộp phí tác quyền?
Hiện Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam sở hữu 20.000 bài hát, nhưng chỉ thu phí với 10.000 bản ghi bài hát thuộc quyền sở hữu của mình.
Trung bình mỗi đầu thu có tới 5.000 – 7.000 bài hát.
Với 3 đầu máy karaoke chứa khoảng hơn 20.000 bài, mỗi cửa hàng kinh doanh karaoke phải chi trả hằng năm cho tác quyền ghi hình có thể lên tới 40 triệu đồng.
Với những tính toán trên, trên mạng xã hội đã dậy lên một làn sóng bàn luận vô cùng sôi nổi
Quả là một con số không nhỏ, nhưng thưa ông, những căn cứ nào để một đơn vị xác định quyền sở hữu bản ghi âm, ghi hình bài hát của mình?
Theo chúng tôi được biết, khi tiến hành kinh doanh, người kinh doanh đã phải nộp tiền tác quyền cho nhà sản xuất, bản quyền cho tác giả. Và tới đây sẽ là tác quyền ghi âm, ghi hình. Ông có thể cho khán giả biết, quy định về bản quyền mà một cơ sở kinh doanh karaoke hoạt động phải tuân thủ?
Thưa quý vị và các bạn, hiện nay bản ghi karaoke cuối cùng bao gồm âm nhạc, hình ảnh và chữ chạy lời bài hát. Nhiều bản ghi được sử dụng hiện nay không sử dụng một bản ghi nhất quán nào mà có nhiều sự pha trộn về âm nhạc, hình ảnh và rất nhiều tiểu mục khác.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất đã sử dụng âm nhạc, hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau để ráp vào phần chạy chữ lời bài hát, nên nhà sản xuất cũng có tác quyền, quyền sở hữu với tác phẩm của mình…
Do đó, việc xác định đâu là sản phẩm thuộc quyền sở hữu đã gặp nhiều khó khăn thì việc thu phí tác quyền trên đầu sản phẩm bài hát karaoke sẽ còn là một bài toán dài, khó tìm được lời giải.
Mời Quý vị xem nội dung trả lời phỏng vấn tại đây: