Thực trạng hàng hóa xâm phạm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ở Việt Nam hiện nay.

0
572

Số vụ hàng xâm phạm quyền SHTT do lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) xử lý gia tăng về số lượng : số liệu của cục QLTT.

  Năm 2003: xử lý 5.808 vụ

–  Năm 2004 – 5.977 vụ

–  Năm 2005 – 8.739 vụ

–   Năm 2006 – 12.886 vụ

Theo báo cáo của cơ quan công an ở 43/64 tỉnh/thành đến 2007, có tới gần 11.000 vụ và 1.500 đối tượng buôn bán hàng giả bị phát hiện, gây hại và đe dọa nghiêm trọng thị trường trong nước. Thống kê sơ bộ về hàng giả bị bắt giữ trong gần 5 năm qua khiến mọi người phải hoảng sợ. Cụ thể là 8 tấn bột ngọt, 85.000 tấn xi măng, 25 tấn mỹ phẩm, 35 triệu cơ số tân dược, 25.000 chai rượu các loại, 50.000 chai bia, nước giải khát, 50.000 tấn sắt thép xây dựng, 15.000 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Đó là những vụ được phát hiện, còn nếu tính cơ số vụ chưa phát hiện được thì con số có thể lớn gấp nhiều lần, bởi ngoài số hàng giả nói trên, cơ quan chức năng còn bắt giữ tới trên 5 tấn vỏ hộp, bao bì, nhãn mác giả.

 Những thống kê thực trạng hàng hóa xâm phạm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu:

 70 – 80% số rượu ngoại bị làm nhái nhãn hiệu. Đối với sản phẩm rượu, hiện nay, vẫn có nhiều thương hiệu bị làm giả (như Chivas, Johnnie Walker, Henessy, một số loại rượu bổ, rượu rắn Trung Hoa…) được đưa vào nước ta bất hợp pháp qua biên giới, vùng biển, cửa khẩu hay qua gian lận thương mại. Có thể nói, biên giới và các cửa khẩu là nguồn nhập lậu lớn, ước tính chiếm khoảng 60 – 70% rượu nhập lậu trên toàn quốc.

 Đối với gian lận thương mại, rượu được làm giả ở trong lẫn ngoài nước (đặc biệt là các thương hiệu có tiếng) bỏ lẫn vào các loại hàng hóa khác mà không khai báo hải quan hoặc được đưa về theo đường hàng không (thông qua tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của chiễu đãi viên hàng không và tổ bay). Ngoài ra, rượu dân tự nấu, rượu làng nghề hiện nay vẫn chiếm khoảng 70 – 80% lượng rượu lưu thông trên thị trường, nhưng chất lượng của nhiều cơ sở không đảm bảo, gây nhiều hậu quả tiêu cực cho người tiêu dùng và môi trường, nhà nước thất thu thuế.

 Từ năm 2000 đến nay, nhiều nơi xuất hiện hàng Việt Tiến nhái tên thương mại, trà trộn trong các cửa hàng bán áo sơ-mi.

 Thuốc lá điếu nhập lậu cấp thấp giá rẻ từ Campuchia nhập lậu sang Việt Nam với khối lượng khá lớn như: Jet, Hero… có giá bán chỉ từ 1.300 đồng/bao đến 1.850 đồng/bao, tiêu thụ công khai với sản lượng bình quân khoảng 10 triệu bao/tháng.

 Thanh tra 1.031 cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm tại 41 tỉnh, thành đã phát hiện 552 cơ sở (chiếm 53,4%) vi phạm các qui định về đảm bảo tiêu chuẩn đối với mũ bảo hiểm.

 Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm đang diễn biến phức tạp.

 Ngày 21-5, Đội quản lý thị trường (QLTT) số 14 kiểm tra tại một địa chỉ số 2 ngõ 162 Thái Hà chuyên kinh doanh hàng qua mạng, đã thu giữ 41 điện thoại di động (ĐTDĐ) hiệu Nokia, Vertu, Mobiado, Gucci, Gresso, Aaghever, Louis Vuitton có xuất xứ từ Nga, Phần Lan, Anh, Thụy Sỹ, Canada. Tuy nhiên đại diện của các hãng ĐTDĐ này tại Việt Nam khẳng định, số hàng này đều là giả. Trước đó, Đội QLTT số 6 cũng phát hiện Công ty CP Tầm nhìn Đại Việt kinh doanh dịch vụ thương mại trực tuyến ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm có dấu hiệu vi phạm, doanh thu của doanh nghiệp này đạt trên 2,7 tỷ đồng nhưng không kê khai vào tờ khai thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp.

 Ngay ở một số xã ở ngoại thành Hà Nội cũng có tổ chức sản xuất bánh kẹo dán các nhãn hiệu Bảo Ngọc, Hải Hà, Kinh Đô… và hàng may mặc giả các nhãn hiệu May 10, Thành Công, Nhà Bè, thậm chí là cả nhãn của Anh, Pháp, ý…

 Với hàng giả sản xuất trong nước thì thường được làm giả về nhãn hiệu, kiểu dáng tương tự, giống hệt thật, hoặc sản xuất hàng giả dùng mác thật có cả chỉ dẫn địa lý. Điều đáng lo ngại là hầu hết các mặt hàng giả đều là thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng, thuốc men ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mệnh của người dân.