Tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại 18 Quốc gia

0
397

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu lớn, chúng tôi muốn bảo hộ thương hiệu tại 18 quốc gia, đề nghị SBLAW tư vấn:

1.Giới thiệu năng lực của Công ty

Nếu được lựa chọn là đại diện pháp lý, thay mặt Quý Công ty tiến hành công việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước chỉ định, công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

  • Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các nước chỉ định trước khi nộp đơn;
  • Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài để Quý Công ty ký;
  • Hỗ trợ Quý Công ty thực hiện các thủ tục công chứng/hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu nộp đơn theo qui định của từng quốc gia (nếu có);
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký tại các quốc gia nộp đơn trực tiếp;
  • Theo dõi các Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho Quý Công ty về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn theo qui định của từng quốc gia đăng ký)
  • Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của các cơ quan đăng ký (nếu có) trong quá trình theo đuổi đơn;
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại các nước và bàn giao cho Quý Công ty.
  • Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký tại các nước đã đăng ký.
  • Cập nhật ngày hiệu lực của các GCN đăng ký nhãn hiệu vào hệ thống dữ liệu của SB LAW và sẽ nhắc nhở Quý Công ty gia hạn GCN đúng thời hạn.

2.Chi phí thực hiện công việc

 Tra cứu khả năng bảo hộ trước khi tiến hành nộp đơn:

Để nâng cao khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu tại các quốc gia trên cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian của Quý Công ty, SB Law đề nghị Quý Công ty nên tiến hành việc tra cứu khả năng bảo hộ trước khi tiến hành nộp đơn tại các quốc gia trên.

 Ưu điểm:

Đánh giá chính xác đến 80-85% khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi tiến hành việc nộp đơn. Điều này giúp Quý Công ty cũng như SB Law có thể ước lượng được khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu tại từng quốc gia. Giả sử trong trường hợp kết quả tra cứu thể hiện khả năng thành công không cao, SB Law sẽ cung cấp cho Quý Công ty dịch vụ tư vấn để có thể nâng cao khả năng đăng ký thành công. Trong trường hợp kết quả tra cứu thể hiện khả năng thành công cao thì việc nộp đơn lúc đó rất AN TOÀN và CHỦ ĐỘNG (giống như ngồi trên tàu và đã biết đích đến ở đâu).

Nếu không tiến hành việc tra cứu thì giống như việc chúng ta phải mua vé (chi phí của việc nộp đơn), ngồi lên tàu và đi suốt cả quá trình dài (thời gian đăng ký của từng quốc gia) để rồi cuối cùng là mình có về được đích hay không hay sẽ ra sao nữa? Không những thế nếu vào lúc đó chúng ta muốn xoay chuyển tình thế thì lại phải nộp đơn lại từ đầu , v.v.v. lại một lần chi phí nữa và lại một khoảng thời gian nữa – rất ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CŨNG NHƯ CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG MỚI của Quý Công ty.

Đối với 18 quốc gia trên, chúng tôi sẽ tiến hành việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo 2 hình thức nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia và qua hệ thống Madrid.

Ưu điểm của việc nộp đơn thông qua Hệ thống Madrid đó là thông qua một đơn duy nhất người nộp đơn có thể đồng thời tiến hành được việc nộp đơn tại các quốc gia trong Hệ thống Madrid. Đối với Mỹ – nếu nộp đơn qua hình thức trực tiếp, một trong những yêu cầu của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Mỹ là phải cung cấp bằng chứng sử dụng tại Mỹ nhưng nếu nộp qua hình thức Madrid thì người nộp đơn không phải cung cấp bằng chứng. Hoặc giả sử vào thời điểm hiện tại, Quý Công ty mới chỉ quan tâm, Singapore, Campuchia, Lào, Philippines, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Oman, Hàn Quốc, Bahrain (những quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid) nhưng trong tương lai khi Quý Công ty quan tâm tới các quốc gia khác vẫn nằm trong hệ thống thì chỉ cần có yêu cầu chỉ định tiếp vào từng quốc gia tương ứng. Việc nộp đơn qua hệ thống Madrid giúp tiết kiệm chi phí rất lớn so với việc nộp đơn trực tiếp.

Để đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid, Quý Công ty cần thực hiện các bước sau:

 Bước 1: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid chỉ định tại Singapore, Campuchia, Lào, Philippines, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Oman, Hàn Quốc, Bahrain

Bước 3: Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Brunei, Đông Timor, Đài Loan

(bước 2 và bước 3 thực hiện đồng thời)

 Tra cứu và đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

 Tra cứu 01 nhãn hiệu/01 nhóm

Chi tiết Phí nhà nước

(VNĐ)

Phí dịch vụ

(VNĐ)

1.   Phí tra cứu khả năng đăng ký 01 nhãn hiệu gồm 01 nhóm dịch vụ trước khi nộp đơn[1] 700,000
5%VAT 35,000
Tổng

Bằng chữ

735,000

Bảy trăm ba mươi lăm nghìn đồng

 Ghi chú: Các khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước, phí dịch vụ và 5%VAT

 Đăng ký nhãn hiệu 01 nhãn hiệu/01 nhóm

Chi tiết Phí nhà nước

(VNĐ)

Phí dịch vụ

(VNĐ)

1. Phí đăng ký 01 nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ thứ nhất cho 06 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm (đã bao gồm phí nộp đơn, công bố và cấp bằng) 1,020,000 1,480,000
2. Phí đăng ký 03 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm tính từ sản phẩm thứ 7 114.000 x 3

= 342,000

86,000 x 3

= 258,000

Tổng 3,100,000
5%VAT 155,000
Tổng

Bằng chữ

3,255,000

Ba triệu hai trăm năm mươi lăm nghìn

Ghi chú: Các khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, 5%VAT; không bao gồm (1) các loại phí phát sinh nếu đơn có thiếu sót về mặt hình thức hoặc đơn bị phản đối bởi bên thứ ba hoặc bị từ chối về mặt nội dung (do trùng/tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước…), cần phải phúc đáp/khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ và (2) phí thúc đẩy xét nghiệm nhanh (nếu có), Khoản phí phát sinh này sẽ được thoả thuận theo từng trường hợp cụ thể trước khi tiến hành công việc.

 Tra cứu và đăng ký 01 nhãn hiệu/01 nhóm qua hệ thống Madrid

 Phí tra cứu 01 nhãn hiệu/01nhóm

TT Quốc gia đăng ký Lệ phí trả cho

Cục SHTT và luật sư nước sở tại (USD)

Phí dịch vụ của SB (USD)
1 Lào 150.00 150.00
2 Campuchia 150.00 150.00
3 Malaysia 170.00 150.00
4 Indonesia 185.00 150.00
5 Myanmar 150.00 150.00
6 Thái Lan 350.00 150.00
7 Singapore 200.00 150.00
8 Brunei 280.00 150.00
9 Philippines 500.00 150.00
10 Ấn Độ 150.00 150.00
11 Đông Timor 150.00 150.00
12 Đài Loan 300.00 150.00
13 Úc 450.00 150.00
14 Trung Quốc 280.00 150.00
15 Nhật bản 400.00 150.00
16 Oman 350.00 150.00
17 Hàn Quốc 280.00 150.00
18 Bahrain 200.00 150.00
Cộng (1-18): 4,635.00 2,700.00
Tổng: 7,395.00
TỶ GIÁ USD (19/05/2016) 22,340
TỔNG CỘNG

Bằng chữ

165,205,000

Một trăm sáu mươi lăm triệu hai trăm linh năm nghìn đồng

Ghi chú: Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, chưa bao gồm 5%VAT, phí ngân hàng và phí chuyển tài liệu.

 

Phí đăng ký 01 nhãn hiệu/01 nhóm qua hệ thống Madrid

 

STT Quốc gia và

Vùng lãnh thổ

Phí nhà nước

(CHF)

Phí dịch vụ

(CHF)

Tổng

(CHF)

I Phí cơ bản trả cho WIPO (nhãn hiệu đen trắng) 653.00 600.00 1,353.00
Phí trả cho Cục SHTT Việt Nam 100.00
II Phí cơ bản trả cho WIPO (nhãn hiệu màu sắc) 903.00 600.00 1,603.00
Phí trả cho Cục SHTT Việt Nam 100.00
III

 

 

 

Phí chỉ định các nước thành viên 2,402.00 1,980.00 4,382.00
1 Ấn Độ 62.00 180.00 242.00
2 Campuchia 100.00 180.00 280.00
3 Laos 141.00 180.00 321.00
4 Philippines 95.00 180.00 275.00
5 Singapore 272.00 180.00 452.00
6 Úc 320.00 180.00 500.00
7 Trung Quốc 100.00 180.00 280.00
8 Nhật Bản 321.00 180.00 501.00
9 Oman 484.00 180.00 664.00
10 Hàn Quốc 233.00 180.00 413.00
11 Bahrain 274.00 180.00 454.00
Tổng USD ( nhãn hiệu đen trắng)

( I + III)

5,735.00
Tổng USD ( nhãn hiệu có màu)

( II + III)

5,985.00
TỶ GIÁ CHF (19/05/2016) 22,715
TỔNG VND (nhãn hiệu đen trắng) 130,270,000

Một trăm ba mươi triệu hai trăm bảy mươi nghìn đồng

TỔNG VND (nhãn hiệu có màu) 135,950,000

Một trăm ba lăm triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng

 Ghi chú: Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, chưa bao gồm 5%VAT, phí ngân hàng và phí chuyển tài liệu; không bao gồm các loại phí phát sinh nếu đơn bị thiếu sót về mặt hình thức, bị phản đối từ bên thứ ba, từ chối về mặt nội dung, cần phải phúc đáp/khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ và Khoản phí phát sinh này sẽ được thoả thuận theo từng trường hợp cụ thể trước khi tiến hành công việc.

 Phí đăng ký trực tiếp 01 nhãn hiệu/01 nhóm

TT Quốc gia đăng ký Lệ phí trả cho

Cục SHTT và luật sư nước sở tại (USD)

Phí dịch vụ của SB (USD)
1 Malaysia 670.00 200.00
2 Myanmar 400.00 200.00
3 Brunei 750.00 200.00
4 Đông Timor 500.00 200.00
5 Đài loan 420.00 200.00
6 Indonesia

(*)

3 sản phẩm đầu tiên 655.00 200.00
6 sản phẩm tiếp theo 10.00 x 6 = 60.00
7 Thái Lan

(*)

1 sản phẩm đầu tiên 797.00 200.00
8 sản phẩm tiếp theo 42.00 x 8 = 336.00
Cộng (1-7): 4,588.00 1,400.00
Tổng: 5,988.00
TỶ GIÁ USD (19/05/2016) 22,340
TỔNG CỘNG

Bằng chữ

133,772,000

Một trăm ba ba triệu bảy trăm bảy hai nghìn đồng

Ghi chú:

  • Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, chưa bao gồm 5%VAT, phí ngân hàng và phí chuyển tài liệu, phí công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự; không bao gồm các loại phí phát sinh nếu đơn bị thiếu sót về mặt hình thức, bị phản đối từ bên thứ ba, từ chối về mặt nội dung, cần phải phúc đáp/khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ và Khoản phí phát sinh này sẽ được thoả thuận theo từng trường hợp cụ thể trước khi tiến hành công việc.

 

  • (*) Đối với Thái Lan, cứ mỗi một sản phẩm/dịch vụ tăng thêm (ngoài sản phẩm/dịch vụ thứ nhất thì phí đăng ký sẽ tăng thêm USD42/01 sản phẩm hoặc dịch vụ); hay đối với Indonesia với mỗi sản phẩm từ sản phẩm thứ 4 thì phí đăng ký sẽ tăng thêm USD10/01 sản phẩm hoặc dịch vụ.

 

Phụ phí (bao gồm phí ngân hàng và phí chuyển tài liệu)

 

TT Công việc Phí

(USD)

1 Tra cứu nhãn hiệu tại 18 quốc gia 60.00 x 18 = 1,080.00
2 Đăng ký trực tiếp tại 07 quốc gia 60.00 x 07 = 420.00
3 Nộp đơn qua hệ thống Madrid 80.00
Cộng: 1,580.00
TỶ GIÁ USD (19/05/2016) 22,340
TỔNG CỘNG

Bằng chữ

35,297,000

Ba lăm triệu hai trăm chín bảy nghìn đồng

 

3.Thời gian và tổng chi phí thực hiện công việc (đã bao gồm 5% VAT)

 

3.1, Đăng ký tại Việt nam

 

Tổng chi phí thực hiện công việc

 

Công việc thực hiện Chi phí thực hiện (VNĐ)
Phí tra cứu 01 nhãn hiệu/01nhóm 735,000
Phí đăng ký 01 nhãn hiệu/01 nhóm 3,255,000
TỔNG CỘNG

Bằng chữ

3,990,000

Ba triệu chín trăm chín mươi nghìn

Thời gian thực hiện

 

Công việc thực hiện Thời gian thực hiện
Tra cứu 01 nhãn hiệu/01nhóm 07 – 15 ngày làm việc
Đăng ký 01 nhãn hiệu/01 nhóm 09 -12 tháng

 

3.2, Đăng ký nhãn hiệu tại 18 quốc gia

 

Tổng chi phí thực hiện công việc

 

  Nhãn hiệu đen trắng Nhãn hiệu có màu
Phí tra cứu nhãn hiệu 165,205,000
Phí đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid 130,270,000 135,950,000
Phí đăng ký trực tiếp 133,772,000
Phụ phí 35,297,000
Tổng 464,544,000 470,224,000
5% VAT 23,227,000 23,511,000
Tổng (VND)

Bằng chữ

478,771,000

Bốn trăm bảy tám triệu bảy trăm bảy mốt nghìn đồng

493,736,00

Bốn trăm chín trie bệu bảy trăm ba sáu nghìn đồng

 

Thời gian thực hiện

 

Hình thức đăng ký Quốc gia Thời gian tra cứu

(ngày làm việc)

Thời gian đăng ký
Đăng ký qua hệ thống Madrid Ấn Độ 10 – 20 ngày 18 – 21 tháng
Campuchia 10 – 20 ngày
Laos 07 – 15 ngày
Philippines 07 – 15 ngày
Singapore 10 – 20 ngày
Úc 10 – 15 ngày
Trung Quốc 10 – 20 ngày
Nhật Bản 10 – 20 ngày
Oman 10 – 20 ngày
Hàn Quốc 10 – 20 ngày
Bahrain 10 – 20 ngày
Đăng ký trực tiếp ở từng quốc gia Malaysia 10 – 20 ngày 12 – 16 tháng
Myanmar 10 – 20 ngày 01 – 03 tháng
Brunei 07 – 15 ngày 12 – 14 tháng
Đông Timor 07 – 15 ngày 01 – 03 tháng
Đài loan 07 – 15 ngày 12 – 14 tháng
Thái lan 07 – 15 ngày 14 – 18 tháng
Indonesia 07 – 15 ngày 15 – 20 tháng

 4.Qui trình đăng ký nhãn hiệu

 Tại hầu hết các nước chỉ định, qui trình đăng ký nhãn hiệu đều phải trải qua các giai đoạn (i) thẩm định hình thức Đơn, (ii) thẩm định nội dung đơn (xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo luật định hay không) và (iii) công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp và (iv) cấp bằng.

5.Tài liệu nộp đơn

 Các tài liệu chung cần cung cấp:

  • Tên đầy đủ, địa chỉ của chủ đơn
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đơn
  • Mẫu nhãn hiệu đăng ký (bản mềm-đã cung cấp)
  • Danh sách sản phẩm/dịch vụ
  • Giấy ủy quyền công chứng

Các tài liệu cần chuẩn bị thêm tại các quốc gia

  • Singapore: Bản tuyên bố sử dụng (theo mẫu của SBLAW)
  • Myanmar: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự, Giấy giới thiệu từ đại sứ quán (theo mẫu của SBLAW – SBLAW sẽ thực hiện việc công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự)
  • Indonesia: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng (theo mẫu của SBLAW)
  • Malaysia: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu của SBLAW)
  • Philippines: Tuyên bố về tài sản của công ty (theo mẫu của SBLAW).
  • Thái Lan: Giấy ủy quyền công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.

[1] Phí tra cứu là không bắt buộc và chỉ mang tính tham khảo, không phải là kết luận cuối cùng của Cục SHTT