Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ vào ngày 17 tháng 12 năm 2014,
Nghị định này sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP về danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
Theo đó, so với Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Nghị định số 133/2008/NĐ-CP (11 công nghệ bị hạn chế chuyển giao) thì Nghị định mới này đã bổ sung thêm một số công nghệ bị hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam (23 công nghệ bị hạn chế chuyển giao).
Cụ thể, các công nghệ được bổ sung gồm:
Công nghệ sản xuất xe ôtô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 3;
Công nghệ làm sạch vỏ tàu bằng hạt Nix;
Công nghệ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng trắng;
Công nghệ sản xuất gạch ốp lát có công suất nhỏ hơn 2 triệu m2/năm;
Công nghệ sản xuất kính nổi có mức tiêu hao nhiên liệu và năng lượng như sau:
Dầu FO lớn hơn 200 kg/tấn sản phẩm; dầu DO lớn hơn 0,5 kg/tấn sản phẩm; điện lớn hơn 100 KWh/tấn sản phẩm;
Công nghệ sản xuất ván sợi theo phương pháp ướt;
Công nghệ sản xuất trang sức đồ gỗ, lâm sản chứa lưu huỳnh hoặc tồn tại hợp chất hữu cơ bay hơi hàm lượng cao;
Công nghệ sản xuất phân bón hóa học có công suất dưới 1.000 tấn/năm;
Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa thạch tín (arsenic);
Công nghệ in tráng phim sử dụng hóa chất độc hại và Công nghệ nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm sử dụng chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng chưa được thử nghiệm độ an toàn.
Trong khi Nghị định số 133/2008/NĐ-CP chỉ quy định cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và lãnh thổ Việt Nam đối với 16 công nghệ, thì Nghị định mới này cấm chuyển giao đổi với 30 công nghệ.
Cụ thể, các các công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và lãnh thổ Việt Nam được bổ sung tại Nghị định số 120/2014/NĐ-CP bao gồm:
Công nghệ sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng quy mô nhỏ;
Công nghệ sản xuất động cơ 2 kỳ dùng cho xe cơ giới;
Công nghệ sản xuất xe ôtô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 2;
Công nghệ chặn thu, giải mã các hệ thống thông tin, trừ trường hợp phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh;
Công nghệ sản xuất tivi, máy tính cá nhân sử dụng tia điện tử để tạo hình ảnh theo công nghệ analog;
Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng Amfibole (Amiăng nâu và xanh);
Công nghệ sản xuất xi măng lò quay có công suất lò nung nhỏ hơn 2.500 tấn clanhke/ngày;
Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò vòng, lò vòng cải tiến (kiểu lò Hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí);
Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và y tế bằng công nghệ đốt một cấp hoặc công nghệ đốt chất thải không có hệ thống xử lý khí thải;
Công nghệ sản xuất keo Urea-Formaldehyde, keo Phenol-Formaldehyde, sản phẩm có hàm lượng Formaldehyde tự do vượt quá giới hạn (Formaldehyde class > E2);
Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa Pentachlorophenol (PCP), DDT;
Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK theo phương pháp thủ công (chảo quay, trộn thô); Công nghệ sử dụng chất CFC và HCFC; Công nghệ sử dụng các loài sinh vật phi bản địa bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại.
Cũng theo Nghị định, việc nhập khẩu, chuyển giao và sử dụng công nghệ thuộc
Danh mục công nghệ cấm chuyển giao phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nghị định số 120/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015. Khoản 1 Điều 5 và 03 Danh mục công nghệ nêu tại Phụ lục I, II và III của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 bị bãi bỏ kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.