Về việc tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam

0
399

– Tôi là chủ của một Công ty liên doanh tại Việt Nam. Lao động nước ngoài tại Công ty đều là thành viên Hội đồng quản trị, không ký hợp đồng lao động. Xin hỏi những lao động này có phải mua bảo hiểm y tế (BHYT) không? Những người nước ngoài này thường xuyên về nước, nếu họ thuộc diện phải tham gia BHYT thì về nước họ phải trả thẻ BHYT và khi họ trở lại thì phải mua thẻ mới, như vậy rất bất tiện. Vậy, có quy định nào liên quan đến việc cấp thẻ BHYT cho những đối tượng này không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có trách nhiệm tham gia BHYT.

Về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT quy định, “người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương” là đối tượng tham gia tham gia bảo hiểm y tế và và thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, thành viên Hội đồng quản trị được coi là người quản lý doanh nghiệp.

Như vậy, thành viên Hội đồng quản trị Công ty là đối tượng phải tham gia BHYT theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, những người lao động nước ngoài này có thể tham gia BHYT theo thời gian lưu trú tại Việt Nam.

– Tôi là người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Xin hỏi tôi có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp không? Người nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Trả lời:

Với bảo hiểm y tế, theo quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 12 Luật BHYT, khi người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động. Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế. Như vậy, nếu bạn là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, bạn có thể được tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp.

Với bảo hiểm xã hội, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bạn costheer được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng được 2 điều kiện sau: (i). có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; và (ii). có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Với bảo hiểm thất nghiệp, Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 về giải thích từ ngữ quy định: 1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, người lao động nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 và do đó, không phải là đối tượng áp dụng quy định về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.

Như vậy, người nước ngoài không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

– Doanh nghiệp tôi ở Hà Nội, hiện tại doanh nghiệp có trả lương cho một chuyên gia nước ngoài là 80 triệu.  Vậy tôi muốn hỏi doanh nghiệp tôi phải tham gia bảo hiểm y tế cho người đó ở mức như nào?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, người nước ngoài giao kết hợp đồng từ 3 tháng trở lên đều phải tham gia bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp. Về phương thức đóng, theo quy định tại Điều 15 Luật BHYT, hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế. Về mức đóng, theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT, mức đóng BHYT là tối đa bằng 6% tiền lương tháng căn cứ trên hợp đồng lao động của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.

– Bên công ty tôi hiện đang có người lao động nước ngoài làm việc. Tôi nghe nói phải tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho họ. Tôi đang phân vân không biết có đúng hay không, mong công ty tư vấn giúp.

Trả lời:

Với bảo hiểm y tế, theo quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 12 Luật BHYT, khi người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động. Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế. Như vậy, nếu bên bạn bạn ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bạn có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động.

Với bảo hiểm xã hội, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài đáp ứng được 2 điều kiện sau: (i). có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; và (ii). có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Với bảo hiểm thất nghiệp, Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 về giải thích từ ngữ quy định: 1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, người lao động nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 và do đó, doanh nghiệp của bạn cũng không có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lao động nước ngoài tại công ty.