Luật Việt Nam quy định về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhập khẩu song song

0
420

Việt Nam cũng đã có một số quy định về vấn đề nhập khẩu song song như quyết định 1906/2004/QĐ- BYT ngày 28/5/2005 của bộ trưởng bộ y tế ban hành quy định về nhập khẩu song song thuốc phòng, chữa bệnh cho người.

Trong luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định khá rõ về việc không cấm nhập khẩu song song. Cụ thể tại điều 125 khoản 2 điểm b có quy định người chủ đối tượng sở hữu trí tuệ không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện hành vi: “lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường , kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”. Về bản chất, đây chính là việc cho phép nhập khẩu song song.

 Hiệp địnhTRIPS: Đặc điểm trong sản xuất dược phẩm là chi phí Nghiên cứu & Triển khai rất cao, trong khi chi phí sản xuất mô phỏng tương đối thấp. Vì vậy, bảo hộ Sáng chế được các công ty xuyên quốc gia sử dụng như một công cụ hiệu qủa để nâng giá sản xuất mô phỏng và bảo đảm lợi nhuận từ vị trí độc quyền. Hiệp định TRIPS mở ra những khả năng khác nhau cho chúng ta chống lại việc tăng giá dược phẩm một cách qúa đáng như vậy:

 a)TRIPS không cấm kiểm soát giá dược phẩm theo cách mà các nước công nghiệp phát triển vẫn thực hiện.

 b) Mỗi nước có quyền quyết định cho phép nhập khẩu song song thuốc trị bệnh hay không.

 c) Mặc dù các nước thành viên phải giữ đúng những điều kiện tiên quyết cho việc ban hành lệnh cưỡng bức nhượng quyền sản xuất, nhưng chúng vẫn có thể được thay thế để  điều chỉnh hành vi độc quyền thị trường của chủ sở hữu quyền.

Trong luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định khá rõ về việc không cấm nhập khẩu song song. Cụ thể tại điều 125 khoản 2 điểm b có quy định người chủ đối tượng sở hữu trí tuệ không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện hành vi: “lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường , kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”. Về bản chất, đây chính là việc cho phép nhập khẩu song song.

 Hiệp địnhTRIPS: Đặc điểm trong sản xuất dược phẩm là chi phí Nghiên cứu & Triển khai rất cao, trong khi chi phí sản xuất mô phỏng tương đối thấp. Vì vậy, bảo hộ Sáng chế được các công ty xuyên quốc gia sử dụng như một công cụ hiệu qủa để nâng giá sản xuất mô phỏng và bảo đảm lợi nhuận từ vị trí độc quyền. Hiệp định TRIPS mở ra những khả năng khác nhau cho chúng ta chống lại việc tăng giá dược phẩm một cách qúa đáng như vậy:

 a)TRIPS không cấm kiểm soát giá dược phẩm theo cách mà các nước công nghiệp phát triển vẫn thực hiện;

 b) Mỗi nước có quyền quyết định cho phép nhập khẩu song song thuốc trị bệnh hay không; và

c) Mặc dù các nước thành viên phải giữ đúng những điều kiện tiên quyết cho việc ban hành lệnh cưỡng bức nhượng quyền sản xuất, nhưng chúng vẫn có thể được thay thế để  điều chỉnh hành vi độc quyền thị trường của chủ sở hữu quyền.