Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là công ty xây dựng nước ngoài, vừa trúng thầu dự án xây dựng tại Việt Nam, muốn xin Giấy phép nhà thầu, xin công ty luật tư vấn:
Luật sư trả lời:Trước hết, chúng tôi xin gửi tới Quý Công ty (sau đây gọi là “Khách hàng”) lời chào trân trọng nhất.
Theo yêu cầu của Chị, chúng tôi hiểu rằng Công ty đang có nhu cầu xin cấp Giấy phép Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi, Công ty Luật TNHH S&B (sau đây gọi là “SBLaw”) hân hạnh đệ trình Quý Công ty
Bản Đề xuất Dịch vụ Pháp lý cho việc tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép Nhà thầu Nước ngoài tại Việt Nam để Chị và Quý công ty xem xét
1. Tư vấn sơ bộ
Theo quy định tại Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, Nhà thầu thực hiện các gói thầu xây dựng tại Việt Nam, trước khi tiến hành, phải xin cấp Giấy phép Nhà thầu tại Bộ Xây dựng Việt Nam hoặc tại Sở Xây dựng các tỉnh.
Qua trao đổi với Quý công ty, Chúng tôi được biết dự án thuộc nhóm A, do đó, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan cấp phép đối với Nhà thầu nước ngoài dù bất kể đó là nhà thầu nào, đối với trường hợp Khách hàng của Chị là Nhà thầu tư vấn lập dự án và thiết kế. Để được cấp phép, Nhà thầu nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:
a) Tài liệu pháp lý của chủ Đầu tư như: Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh công chứng và những tài liệu khác,;
b) Kết quả đấu thầu công chứng hoặc Quyết định hay lựa chọn nhà thầu công chứng hoặc Hợp đồng hợp pháp;
c) Giấy Chứng nhận Đầu tư hoặc Đăng ký Kinh doanh, điều lệ, chứng chỉ hoạt động xây dựng và những chứng chỉ khác được công chứng tại nước sở tại và hợp pháp hóa lãnh sự tại nước sở tại của Nhà thầu;
d) Báo cáo kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng liên quan đến liên quan đến loại công trình xây dựng tại Việt Nam, được làm theo mẫu, mẫu này sẽ được chuyển tới cho khách hàng bởi SBLaw ;
e) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Nhà thầu trong ba năm gần nhất là 2012, 2013 và 2014;
f) Hợp đồng với nhà thầu phụ Việt nam hoặc hợp đồng với thầu chính Việt Nam;
g) Cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam để thi công công trình;
h) Thư ủy quyền hợp pháp cho người không phải là đại diện hợp pháp của Nhà thầu;
i) Những tài liệu khác theo luật hoặc được yêu cầu bởi cơ quan liên quan (nếu có).
Chú ý: Tất cả hồ sơ phải được làm dưới tiếng Việt .Do đó, tất cả những giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Sau đó phải được dịch ra tiếng Việt.
2. PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Liên quan đến việc xin cấp Giấy phép Nhà thầu nước ngoài, chúng tôi đề xuất phạm vi thực hiện công việc như sau:
2.1.Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:
Rà soát tất cả các tài liệu liên quan của Công ty;
Tư vấn những vấn đề liên quan đến việc xin Giấy phép Nhà thầu tại Việt Nam;
Soạn thảo bộ Hồ sơ (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh) phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam; Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;
2.2.Thủ tục cấp phép:
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
Cập nhật cho Quý Công ty về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu cóvà hỗ trợ Quý Công ty trong việc nhận kết quả;
Nhận Giấy phép Nhà thầu nước ngoài và chuyển giao lại cho Khách hàng.
3. Thủ tục:
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày S&B Law nhận được đầy đủ tài liệu của Khách hàng, SBLaw sẽ rà soát và soạn bộ Hồ sơ chuyển cho Khách hàng xem xét để ký và đóng dấu;
b) Trong vòng 02 (hai) ngày làm việc kể tư ngày nhận được bộ Hồ sơ đã đóng dấu và ký từ Khách hàng, SBLaw sẽ nộp Hồ sơ lên Cơ quan Thẩm quyền;
c) Trong vòng 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ Hồ sơ, S&B Law sẽ nhận Giấy phép Nhà thầu và chuyển lại cho Khách hàng.
Lưu ý: Các mốc thời hạn nêu trên không kể thời gian cần thiết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
4. PHÍ DỊCH VỤ
Phí dịch vụ tư vấn thực hiện các công việc nêu tại mục 4 là 45.000.000 VND (Bốn mươi lăm triệu Việt Nam đồng) cho mỗi giấy phép, không bao gồm 10% thuế VAT.
Phí dịch vụ trên không bao gồm:
Lệ phí chính thức cho nhà nước
Dịch thuật tài liệu từ tiếng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại;
Bất kỳ chi phí cho dịch vụ không bao gồm trong phạm vi công việc nêu trên; Thuế Giá trị gia tăng (10%), Phí ngân hàng;
Các chi phí khác nếu có phát sinh trên danh nghĩa của Khách hàng.