Bất cập trong việc xử lý vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ở Việt Nam.

0
453

Bất cập trong việc xử lý vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Theo  quy định của pháp luật trên một hàng hóa nhưng lại có nhiều cơ quan cùng xử lý vi phạm. Cụ thể là, cơ quan quản lý thị trường sẽ chịu trách nhiệm chính xử lý vi phạm về nhãn hiệu; thanh tra Khoa học công nghệ sẽ chịu trách nhiệm trong việc xử lý các hành vi xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp và  xâm phạm về nhãn hàng hóa sẽ do cả thanh tra Khoa học công nghệ và cơ quan Quản lý thị trường xử lý.

Việc có quá nhiều cơ quan chủ quản cùng thực hiện việc xử lý vi phạm như vậy trên cùng 1 loại hàng hóa sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Do vậy, sẽ là một trở ngại và khó khăn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trưng cầu giám định đối với các đối tượng khác ngoài quyền sở hữu công nghiệp. Đặc biệt, trong khi chưa có các quy định bổ sung về người giám định theo vụ việc trong hoạt động giám định sở hữu trí tuệ.

Bất cập trong công tác giám định hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ thì hiện nay mới chỉ có Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là tổ chức được cấp phép đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp và một số cá nhân được cấp Thẻ giám định viên SHCN. Như vậy, đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ thì chưa có các văn bản pháp luật hướng dẫn về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức và cá nhân giám định về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực đó.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Khoa học Công nghệ thì cả nước mới có 4 người được cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, còn các đối tượng khác như quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng thì vẫn chưa có cán bộ nào được cấp thẻ giám định viên. Như vậy với số lượng đội ngũ giám định viên còn hạn chế như vậy thì không thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế, đặc biệt trong bối cảnh tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp đang diễn biến phức tạp như hiện

Chính điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình điều tra, xử lý các vụ việc có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng. Giám định sở hữu trí tuệ là một hoạt động phức tạp đòi hỏi đội ngũ giám định viên bên cạnh trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về đối tượng giám định thì cần thiết phải có trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình giám định.

Ngoài ra, do nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có tính đặc thù cao như các đối tượng của quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các chương trình phần mềm, các giống cây trồng mới, các nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng… nên hiện nay trong hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ nếu thiếu các trang thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ cho công tác này sẽ hạn chế lớn đến kết quả giám định của các giám định viên.