Xâm phạm quyền tác giả với chương trình máy tính (CTMT) tại Việt Nam

0
447

Những hình thức xâm phạm quyền tác giả đối với CTMT ở Việt Nam.

Theo thống kê của hãng Microsoft và các công ty phần mềm Việt Nam thì các PMMT bị ăn cắp bản quyền ở nước ta chiếm tới hơn 98% – một con số quá lớn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là khoảng 50% PMMT bị sao chép lậu.

Con số đó đã đặt ra cho các nhà làm luật, các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo hộ quyền tác giả cũng như tất cả mọi người trong xã hội nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề bức xúc cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng và hợp lý.

Tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với CTMT ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào những hình thức sau:

 – Sao chép trái phép(Softlifting)[1]

“Softlifting” là thuật ngữ được dùng khi một người mua một bản sao cấp phép chỉ dành cho việc sử dụng của một người đối với một chương trình nhưng người này lại tải lên nhiều máy. Điều này vi phạm điều khoản trong thỏa thuận cấp phép. Ví dụ điển hình nhất cho soflifting bao gồm: chia sẻ phần mềm với bạn bè, đồng nghiệp và cài đặt phần mềm trên laptop hay máy bàn mà không được sự cho phép thực hiện trong thỏa thuận cấp phép. Trong môi trường hợp tác hiện nay, Softlifting là loại xâm phạm phổ biến nhất và có lẽ là dễ dàng thực hiện nhất.

 Không hạn chế sự truy cập của máy khách

Việc xâm phạm bằng cách không hạn chế việc truy cập máy khách diễn ra khi bản sao của một chương trình phần mềm được sao đến máy chủ của một tổ chức và hệ thống máy khách của tổ chức đó được phép truy cập tự do phần mềm này. Điều này vi phạm điều khoản của hợp đồng. Sự vi phạm hình thành khi tổ chức có một bản cấp phép đơn lẻ cho phép cài đăt phần mềm đến máy lẻ nhưng tổ chức này lại cho phép máy khách truy cập vào phần mềm. Sự vi phạm cũng diễn ra khi tổ chức được cấp phép sử dụng cả máy chủ và máy khách nhưng tổ chức đã không buộc người sử dụng hạn chế phân cấp như trong giấy cấp phép.

Cụ thể, khi việc cấp phép đặt ra việc hạn chế số lượng của người sử dụng trong cùng thời điểm được phép truy cập vào chương trình đó nhưng tổ chức này đã không chấp hành điều này. Hình thức xâm phạm bằng cách không hạn chế máy khách truy cập tương tự như hình thức “Softlifting ” ở chỗ kết quả của việc thực hiện có hành vi là có nhiều người truy cập vào chương trình hơn là số lượng được phép truy cập theo quy định trong thỏa thuận cấp phép. Tuy nhiên điểm khác với hành vi “Softlifting” là hành vi xâm phạm không hạn chế máy khách truy cập chỉ diễn ra khi phần mềm đươc tải từ máy chủ công ty chứ không phải từ máy tính cá nhân và máy khách được phép truy cập các ứng dụng phần mềm trên máy chủ thông qua hệ thống của tổ chức.

 – Tải sẵn trong ổ cứng

Hình thức tải sẵn trong ổ cứng diễn ra khi một cá nhân hay công ty bán máy tính cài vào máy tính bán các bản sao phần mềm bất hợp pháp. Hành vi vi phạm này được thực hiện bởi người bán hàng khuyến khích mua ổ cứng cụ thể.

Nếu bạn mua hay thuê máy tính với phần mềm được tải lại thì các tài liệu và hợp đồng mà bạn mua từ người bán hàng nên cụ thể phần mềm nào được tải lại và phải đảm báo đó là những phần mềm hợp pháp được phép sao chép. Nếu phần mềm đó không hợp pháp và người bán hàng không sẵn sàng cung cấp những giấy tờ phù hợp thì không nên mua bán với người bán hàng này.

 – Vi phạm trong hợp đồng phân phối giữa người bán hàng và nhà sản xuất phần mềm

Một số phần mềm được biết đến là phần mềm OEM (Original Equipment Manufacturer – Nhà sản xuất thiết bị gốc) chỉ được phép bán một cách hợp pháp với các phần cứng cụ thể. Khi chương trình này được sao chép và bán tách rời với phần cứng thì đây được xem là sự vi phạm trong hợp đồng phân phối giữa người bán hàng và nhà sản xuất phần mềm. Tương tự thuật ngữ “unbundling” chỉ cho hành vi bán phần mềm một cách riêng rẽ đó được xem là hành vi hợp pháp khi nằm trong phần trọn gói khác. Chương trình phần mềm được đánh dấu bởi dòng chữ “không cho bán” thường là các ứng dụng trọn gói.

 – Sử dụng với mục đích kinh doanh đối với các phần mềm không mang tính kinh doanh

Vi phạm trong việc cấp phép sử dụng các phần mềm giáo dục hay các phần mềm không có mục đích kinh doanh là hình thức của việc xâm phạm phần mềm. Các công ty phần mềm thường bán ở thị trường phần mềm đặc biệt không có tính thương mại nhằm hướng đến các đối tượng đặc biệt.

Chẳng hạn như nhiều công ty phần mềm bán các phiên bản phần mềm giáo dục đến các trường học, trường Đại học và các học viện khác. Giá của các phần mềm này thường được giảm nhiều bởi các nhà sản xuất biết rõ tính chất của các trường học và học viện như vậy. Việc thu thập và sử dụng các phần mềm không mang tính thương mại không chỉ gây thiệt hại đến các nhà sản xuất phần mềm mà còn thiệt hại cho các học viện đã cố ý nhận phần mềm đó.

 – Xâm phạm ( CD-R) CD-R Piracy

Xâm phạm CD-R là việc sao chép bất hợp pháp các phần mềm bằng việc sử dụng kĩ thuật ghi đĩa CD-R.

Hình thức xâm phạm này xảy ra khi khi một người thu được một bản sao phần mềm chương trình và tạo một bản sao khác và phân phát lại cho bạn bè hoặc dùng để bán lại. Mặc dù hình thức này có vài điểm trùng hợp giữa xâm phạm CD-R và giả mạo, nhưng có thể phân biệt là việc xâm phạm CD-R có thể không có sự cố gắng tạo ra một bản sao không hợp pháp giống như bản sao hợp pháp – nó có nhãn hiệu viết bằng tay và không có tài liệu hướng dẫn gì đính kèm cả.

Việc ghi lại trong đĩa CD làm giảm giá thành sản phẩm dẫn đến các công ty phần mềm bị thiệt hại nặng nề. Chỉ vài năm trước đây các CD-R bất hợp pháp chứa nhiều ứng dụng phần mềm (gọi là biên soạn CDs) được bán với giá từ 10.000 đến 50.000 VNĐ. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị ghi đĩa và các loại đĩa trắng, thì giá các phần mềm trên giảm chỉ còn từ 6.000 đến 9.000 VNĐ. Số người dân tham gia vào việc tạo ra các phần mềm bất hợp pháp càng đông.

 – Xâm phạm thông qua internet (Internet Piracy)

Xâm phạm trên internet là một loại hình xâm phạm phát triển với tốc độ nhanh nhất và khó chống lại nhất. Xâm phạm trên internet có nhiều dạng:

  • Xâm phạm các trang đấu giá (Auction Site Piracy)
  • Xâm phạm các Dịch vụ thông báo và các tập đoàn tin tức (Bulletin Board Services & News group piracy)
  • Các trang FTP
  • Warez
  • Peer-to-Peer
  • Các website bẻ khóa
  • Internet Relay Chat

Xâm phạm thông qua Internet là hình thức đưa lên mạng internet các phần mềm thương mại (các phần mềm không phải là miễn phí hoặc là các domain công cộng) lên Internet cho người khác sao chép. Xâm phạm thông qua Internet cũng bao gồm hình thức chào bán các sản phẩm phần mềm xâm phạm trên Internet. Ví dụ cho hình thức này bao gồm cả việc chào bán các sản phẩm phần mềm xâm phạm trên các site đấu giá, IM, IRC hay là warez site. Trong vài năm gần đây, sự tác động của việc xâm phạm thông qua Internet ngày càng gia tăng theo cấp số nhân. Việc xâm phạm thông qua Internet sẽ được thảo luận trong đề tài cụ thể ở phần dưới đây.

 – Sản xuất quá số lượng

Các nhà sản xuất phần mềm thường cho phép các nhà sản xuất CD sản xuất ra các bản sao phần mềm của họ lên CD-ROM để họ có thể phân phối các CD-R này đến các người bán theo ủy quyền để bán lại cho công chúng. Việc nhà máy xâm phạm xảy ra khi nhà máy sản xuất nhiều bản sao phần mềm hơn số lượng được phép bán và sau đó bán lại số sản phẩm thừa này. Sự xâm phạm cũng xảy ra khi nhà máy được nhà sản xuất phần mềm yêu cầu phải hủy số CD không được phân phối đến người bán nữa nhưng nhà máy vi phạm đơn đặt hàng tiếp tục bán lại những CD này. Trong khi các nhà máy hình thành để làm theo yêu cầu và thực hiện các thủ tục tục yêu cầu thì đã xuất hiện các hình thức vi phạm từ chính các nhà máy này.

– Thuê phần mềm

Thuê phần mềm để sử dụng tạm thời giống như bạn thuê một cuốn phim là một hành vi vi phạm (theo đạo luật về thuê phần mềm đã được sửa đổi vào năm 1990 của Hoa Kỳ và đạo luật bản quyền đã sửa đổi của Canada vào năm 1993). Theo đó việc cho thê phần mềm bị hạn chế rất nhiều.[2]

– Cuối cùng, một dạng khác của hành vi xâm phạm phổ biến trên Internet là sử dụng các hình thức bẻ khóa (crack), bộ tạo mã khóa và bản vá.

Bẻ khóa và bản vá là những file nhỏ phá bỏ sự bảo vệ bản quyền (bao gồm dữ liệu kỹ thuật hoặc là hạn chế việc sao chép) bằng việc thay đổi các mã nguồn. Một keygen hay một key generator là một sự ứng ụng các số serial hoặc là thuật toán bộ tạo mã khóa CD để tạo một bản giả, vẫn có giá trị, số serial, và khóa CD.

Tóm lại, thực trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam hiện nay vẫn mang tính nghiêm trọng với những vấn đề nổi cộm nhất: .

– Việc kinh doanh các bản sao trái phép các loại CTMT được thực hiện ngang nhiên và rộng rãi, đặc biệt là các công ty buôn bán máy tính sao chép sẵn các chương trình trên đĩa cứng bán cho khách hay cài đặt miễn phí cho các mạng máy tính được cung cấp theo hợp đồng và các cửa hàng kinh doanh đĩa vi tính trực tiếp thực hiện sao chép và bán bất cứ CTMT nào theo yêu cầu của khách hàng.

– Việc sao chép, phổ biến trái phép các CTMT như các chương tình ứng dụng, trò chơi vi tính của các chủ sở hữu trong nước cũng như nước ngoài không nhằm mục đích kinh doanh diễn ra rộng rãi, công khai và được coi là chuyện bình thường

– Phần lớn các tổ chức, công ty của nước ta hiện nay sử dụng các CTMT không có li-xăng trong hoạt động, sản xuất và kinh doanh của mình.

-Nhiều công ty, tổ chức xây dựng phần mềm vi phạm bản quyền hoặc sử dụng bí mật thương mại cùng nhân viên của các tổ chức khác, nhất là cải biên, chuyển thể hay sao chép phần quan trọng các chương trình của nước ngoài và sử dụng các chương trình công cụ không có li-xăng