Cơ chế đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tại nước ngoài

0
371

Thuật ngữ “Thỏa ước Madrid”, “Nghị định thư Madrid” và “hệ thống Madrid”

 Thỏa ước Madrid (thỏa ước dùng để chỉ thỏa ước madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu được đăng kí ngày 14.4.1891, xem xét lần cuối ngày 14.7.1967 tại Stockholm và được sử đổi ngày 28.9.1979)

 Nghị định thư Madrid (nghị định thư) dùng để chỉ nghị định thư liên quan tới thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu được thông qua tại Madrid ngày 27.6.1989.

 Hệ thống Madrid dùng để chỉ hệ thống đăng kí quốc tế nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid hoặc/và nghị định thư Madrid.

 Những thuận lợi khi đăng ký quốc tế NH theo hệ thống Madrid

 – Có ba cách để đăng ký NH ở nước ngoài :

 + Đăng ký quốc gia:  có thể đăng ký tại cơ quan SHTT quốc gia bằng cách nộp đơn được soạn bằng ngôn ngữ theo quy định của nước đó.

+  Đăng ký khu vực: nếu các nước đăng ký là thành viên của một hệ thống NH khu vực, việc đăng ký có thể được thực hiện tại văn phòng đăng ký khu vực và Nhãn hiệu có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của tất cả các nước thành viên. Ví dụ: Văn phòng hàng hoá thị trường nội địa Liên minh châu Âu ( OHIM), Tổ chức SHTT Châu phi.

+ Đăng ký quốc tế: Áp dụng cho mọi thành viên tham gia hệ thống Madrid

+ Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh ở nước ngoài có thể lựa chọn một trong ba hình thức trên để đăng ký nhãn hiệu của mình sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất.

-Lợi ích của việc sử dụng hệ thống Madrid. Chủ nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu của  mình tại tất cả các nước tham gia hệ thống này bằng cách nộp:

+ Chỉ nộp một đơn quốc tế cho tất cả các nước thành viên.

+ Chỉ phải tuân theo một hệ thống quy định về lệ phí và thời hạn nếu đăng ký quốc tế chỉ định nhiều nước thì lệ phí sẽ thấp hơn so với nộp đơn quốc gia.

+ Văn bằng bảo hộ quốc tế có thể được duy trì hiệu lực và gia hạn chỉ theo một thủ tục.

Đăng ký quốc tế NH theo hệ thống Madrid giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian bởi các thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn rất gọn nhẹ. Các doanh nghiệp có thể đồng thời chỉ định các quốc gia trong hệ thống mà mình muốn NH được bảo hộ và chỉ bằng việc nộp đơn 1 lần cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục SHTT tại quốc gia sở tại. Các quy định trong hệ thống về việc nộp đơn đăng ký quốc tế NH tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.

 Những thuận lợi của đăng kí theo thỏa ước Madrid :

+ Thoả ước Madrid về đăng ký NHHH có hiệu lực từ năm 1891. Việt Nam là thành viên của thoả ước này từ năm 1949, tính đến 2002 có 52 quốc gia tham gia Thoả ước.

+ Việc đăng ký quốc tế NHHH theo Thoả ước Madrid có một số lợi thế đối với chủ NHHH. Sau khi đăng ký NHHH, hoặc nộp đơn đăng ký với Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một Cơ quan thay vì phải nộp cho từng Cơ quan của các bên tham gia khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau. Khi gia hạn hoặc đăng ký sửa đổi, chủ sở hữu cũng được hưởng những lợi ích tương tự.

+ Cho đến nay, số nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid là 54 nhãn hiệu .

 Đăng ký theo Nghị định thư có một số điều kiện thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ước, đó là:

+ Có thể nộp đơn đăng ký Quốc tế theo Nghị định thư ngay sau khi nộp đơn đăng ký NH ở Việt Nam, mà không bắt buộc phải đợi đến thời điểm NH đó được đăng ký tại Việt Nam như trường hợp nộp đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid;

+ Một giai đoạn 18 tháng thay vì một năm để để các nước thành viên được từ chối bảo hộ với khả năng một giai đoạn dài hơn trong trường hợp việc từ chối dựa trên một phản đối.

+ Có thể nộp đơn đăng ký NH quốc gia tại các nước được chỉ định để chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đăng ký quốc tế theo Nghị định thư bị mất hiệu lực và trong trường hợp đó các đơn đăng ký NH quốc gia được giữ nguyên ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký quốc tế;

+ Có thể chọn sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư. Chủ sở hữu NH có thể lựa chọn trong một đơn đăng ký quốc tế có thể chỉ định (yêu cầu bảo hộ tại ) các quốc gia là thành viên Thỏa ước và/ hoặc Nghị định thư, miễn là đáp ứng các điều kiện tương ứng và đơn phải theo mẫu quy định.

+ Khả năng để cơ quan nước thành viên đã được chỉ định nhận được một “khoản phí đặc” biệt thay vì thu nhập có được từ khoản phí tiêu chuẩn mà khoản phí này không cao hơn hơn khoản phí đã thu đối với đăng kí khu vực hay đăng kí quốc gia hay là đối với việc gia hạn ,khoản tiền nói trên được giảm bớt bằng số tiền tiết kiệm từ thủ tục quốc tế.

+ Khả năng tham gia Nghị định thư không chỉ là các quốc gia mà thêm vào đó là mọi tổ chức liên chính phủ có Cơ quan đăng kí nhãn hiệu được hoạt động tại lãnh thổ của tổ chức đó.