Chia cổ tức và triệu tập đại hội đồng cổ đông

0
455

Liên quan tới việc tranh chấp tại S74, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty Luật SBLAW đã có phần trả lời kênh VITV về vấn đề này như sau:

BTV: 1. Thưa ông, sau nhiều lần bị cổ đông yêu cầu, s74 đã buộc phải họp mặt để gặp mặt các cổ đông về việc chi trả cổ tức muộn. Tuy nhiên, trong thư yêu cầu họp đại hội cổ đông, s74 đã yêu cầu các cổ đông phải mang giấy tờ chứng minh đang nắm giữ cổ phiếu của s74, và phải nắm giữ ít nhất 6 tháng mới được tham gia vào đại hội cổ đông. Theo ông, việc này có vi phạm quy định của pháp luật không? Tại sao?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Theo quy định tại Điều 96 Luật doanh nghiệp thì ĐHĐCĐ có thẩm quyền:

Quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy Nếu Điều lệ S74 không có quy định khác thì Đại hội đồng Cổ đông thường niên sẽ quyết định mức Cổ tức hàng năm của từng loại Cổ phần.

Mặt khác theo quy định của LDN về tổ chức ĐHĐCĐ thì việc lập danh sách Cổ đông là trách nhiệm của người Triệu tập ĐHĐCĐ dựa trên sổ đăng ký Cổ đông của Công ty. Nếu là Công ty đã lên Sàn thì Danh sách này do Trung tâm lưu ký chứng khoản quản lý và cung cấp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 LDN thì danh sách Cổ đông có quyền tham dự ĐHĐCĐ phải được lập xong chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc. Sau khi ĐHĐCĐ quyết định việc trả Cổ tức và mức Cổ tức thì căn cứ theo Điều lệ và khoản 3, 4 Điều 93 LDN về trả Cổ tức như sau:

3. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

4. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
BTV: Ngay khi nhận được yêu cầu của s74, đại diện nhóm cổ đông đâm đơn kiện s74 đã trả lời không chấp thuận yêu cầu của ban lãnh đạo s74, và đề nghị dù là cổ đông 1 ngày cũng phải được phép vào tham dự phiên họp đại hội cổ đông. Theo ông, việc cổ đông yêu cầu như vậy là đúng hay sai, và các cổ đông có thể lấy cơ sở từ quy định nào để bắt buộc s74 phải họp đại hội cổ đông với đầy đủ các cổ đông để minh bạch hóa việc chia cổ tức?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà:  Như quy định tại 98 LDN về Danh sách Cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ thì Người triệu tập ĐHĐCĐ thực hiện việc lập danh sách Cổ đông tham dự như sau:

1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

 Theo quy định tại Điều 97 LDN thì:

 1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Như vậy nếu S74 đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 thì các nhóm Cổ đông sở hữu trên 10% Cổ phần nếu Điều lệ không quy định một tỷ lệ nhỏ hơn có quyền đề nghị HĐQT tổ chức ĐHĐCĐ bất thường theo quy định tại Điều 97 LDN.

Nếu Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (or Tổng giám đốc)  thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)  Không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Thì Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc).