Luật sư đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

0
505

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất máy lọc nước, muốn SBLAW tư vấn bảo hộ sáng chế, phát minh, kiểu dáng và nhãn hiệu?

Luật sư trả lời: Liên quan đến việc đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chúng tôi xin được tư vấn sơ bộ thủ tục đăng ký cũng như chi phí cho các công việc này như sau:

 I. SÁNG CHẾ

1.Trình tự thủ tục đăng ký sáng chế

 Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì đối tượng đăng ký cần đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

a. Tiêu chuẩn bảo hộ

Có tính mới

Có trình độ sáng tạo

Có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế

P

P

P

Giải pháp hữu ích

P

 

P

b. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.

c. Thời gian đăng ký

Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế/Giải pháp hữu ích sẽ trải qua các giai đoạn xét nghiệm như sau:

Thời gian

Nội dung xét nghiệm

Xét nghiệm hình thức

1-3 tháng kể từ ngày nộp đơn Xét nghiệm tính hợp lệ của đơn đăng ký sáng chế và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Công bố đơn

 

19 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (Nếu không có yêu cầu công bố sớm) Công bố thông tin về sáng chế trên Công báo Sở hữu công nghiệp

Xét nghiệm nội dung

18 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu. Xét nghiệm khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế.

d. Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

–    Giấy uỷ quyền (soạn theo mẫu của SB);

–    Bản mô tả sáng chế hoặc thông tin liên quan đến sáng chế cần đăng ký (Sẽ được thông báo sau);

–    Tên và địa chỉ của:

+ Người nộp đơn

+ Tác giả sáng chế

Sau khi nhận được các tài liệu trên, chúng tôi sẽ soạn thảo, nộp đơn và các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

e.Phí đăng ký

Phí đăng ký sáng chế cho một đối tượng là 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng chẵn).

Lưu ý: Mức phí trên đã bao gồm lệ phí quốc gia và phí dịch vụ của SBLaw trong giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung nhưng chưa bao gồm 5% VAT, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, chi phí để trả lời/khiếu nại các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, phí sửa đổi đơn, phí trả lời thông báo yêu cầu làm rõ về mặt kỹ thuật của Cục Sở hữu ttuệ không do lỗi của SBLaw (Nếu có).

 II. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Trình tự thủ tục đăng ký KDCN

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam thì đối tượng đăng ký cần đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

a. Tiêu chuẩn bảo hộ

Có tính mới

tính sáng tạo

Có khả năng áp dụng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp

P

P

P

b. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 05 (năm) năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 (năm) năm.

c. Thời gian đăng ký

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một kiểu dáng công nghiệp kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 12-16 tháng. Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ trải qua các giai đoạn xét nghiệm như sau:

Thời gian

Nội dung xét nghiệm

Xét nghiệm hình thức 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn Xét nghiệm tính hợp lệ của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
Công bố đơn  02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ Công bố thông tin về kiểu dáng công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp
Xét nghiệm nội dung 09-12 tháng kể từ ngày công bố. Xét nghiệm khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

d. Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Anh chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

–    Giấy uỷ quyền (soạn theo mẫu của S&B);

–    Tên và địa chỉ của:

+ Người nộp đơn

+ Tác giả kiểu dáng công nghiệp

–    Bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký (có thể gửi bằng file mềm)

e.Chi phí thực hiện công việc

Theo quy định, phí nộp đơn đăng ký kiểu dáng được tính dựa trên số phương án và số ảnh chụp/hình vẽ. Chi phí cho việc đăng ký 01 kiểu dáng công nghiệp với 01 phương án và không quá 07 ảnh chụp/hình vẽ, trong trường hợp đơn suôn sẻ, là 5.200.000 VNĐ (Năm triệu hai trăm nghìn đồng)

Lưu ý: Mức phí trên đã bao gồm lệ phí quốc gia và phí dịch vụ của S&B Law trong giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung nhưng chưa bao gồm 5% VAT, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, chi phí để trả lời/khiếu nại các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, phí sửa đổi đơn, phí trả lời thông báo yêu cầu làm rõ về mặt kỹ thuật của Cục Sở hữu ttuệ không do lỗi của S&B Law (Nếu có).

III. NHÃN HIỆU

1. Trình tự và thủ tục đăng ký nhãn hiệu

a. Công việc thực hiện

Trong trường hợp SBLaw được Quý công ty ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Quý công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

–       Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

–       Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Quý công ty) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;

–       Thông báo về việc nộp đơn với Quý công ty ngay sau khi nộp đơn;

–       Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Quý công ty;

–       Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);

–       Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);

–       Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Quý công ty cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;

–       Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

b. Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ  thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

Thời gian

Nội dung xét nghiệm

Xét nghiệm hình thức 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn Xét nghiệm tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
Công bố đơn  02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ Công bố thông tin về kiểu dáng công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp
Xét nghiệm nội dung 09-12 tháng kể từ ngày công bố. Xét nghiệm khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ của nhãn hiệu
Công bố và cấp bằng 1-2 tháng kể từ ngày nộp phí cấp bằng Thực hiện thủ tục hành chính để cấp văn bằng

c. Các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

 Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Quý công ty chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

–       Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)

–       Giấy ủy quyền (sẽ cung cấp mẫu sau), có ký tên Người đại diện và đóng dấu Công ty;

–       Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm) (nếu là nhãn hiệu màu sắc hoặc chứa logo)

–       Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu.

d. Chi phí thực hiện công việc

Theo quy định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Ni-Xơ phiên bản 10. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhómsố sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Theo đó, trong trường hợp đơn suôn sẻ, chi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính cụ thể theo bảng sau:

Chi tiết

Phí nhà nước

(VNĐ)

Phí dịch vụ

(VNĐ)

1. Phí tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn (cho 01 nhãn hiệu cho 01 nhóm SP/DV)[1]2. Phí đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhãn hiệu không vượt quá 6 sản phẩm/dịch vụ trong 01 nhóm (đã bao gồm cả phí nộp đơn, công bố, cấp bằng)

1.020.000

500.000

1.980.000

Cộng:

Bằng chữ:

3.500.000

Ba triệu năm trăm nghìn đồng chẵn

Lưu ý: Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, không bao gồm (1) 5% VAT, (2) các loại phí phát sinh nếu đơn bị từ chối (do trùng/tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước…..), cần phải phúc đáp/khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ và (3) phí thúc đẩy xét nghiệm nhanh (nếu có). Khoản phí phát sinh này sẽ được thoả thuận theo từng trường hợp cụ thể trước khi tiến hành công việc.

Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Mong sớm nhận hồi âm của Anh về vấn đề trên.


[1] Phí tra cứu là không bắt buộc và chỉ mang tính tham khảo, không phải là kết luận cuối cùng của Cục SHTT