Hình sự hóa trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

0
389

Về vấn đề hình sự hóa trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW đã có phần trả lời phỏng vấn phóng viên Cafef, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

PV: Vừa qua, tại báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29/9/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết: Việc hình sự hóa trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua làm giảm khả năng thu hồi vốn, tài sản cho Nhà nước và nhân dân, đồng thời có thể làm gia tăng chi phí cơ cấu lại. Quan điểm của anh về vấn đề này như thế nào?

Luật sư trả lời: Tôi không đồng tình với quan điểm này của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Thống đốc cho rằng việc xét xử các vụ án hình sự lớn vừa qua là hình sự hóa là không đúng tinh thần của Bộ luật hình sự về tội phạm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLLS có khái niệm về tội phạm như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

Mặt khác trong các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung 2009 thì có những tội phạm mang đặc trưng và liên quan đến hoạt động Ngân hàng đó là: Tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” (Điều 179 Bộ luật hình sự). Tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước” (Điều 144 Bộ luật hình sự); “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 139 Bộ luật hình sự) và cuối cùng là “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 140 Bộ luật hình sự. Theo tôi chỉ quy định tại Điều 179 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009) về “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” là quy định cụ thể, đặc trưng và trực tiếp nhất trong BLHS về tội phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy về mặt pháp luật hình sự nếu những hành vi của các cá nhân như vụ Huyền Như, Bầu Kiên, hay Công ty cho thuê tài chính 2…không có đầy đủ dấu hiệu phạm tội theo các tội nêu trên thì không thể bị Cơ quan Điều tra khởi tố và bị xét xử theo quy định Tố tụng hình sự.

Tôi không đồng tình với quan điểm này của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Thống đốc cho rằng việc xét xử các vụ án hình sự như vụ Huyền Như, Bầu Kiên, hay Công ty cho thuê tài chính 2…là hình sự hóa là không đúng tinh thần của Bộ luật hình sự về tội phạm.

Thống đốc cho rằng chính vì hình sự hóa các hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng làm giảm khả năng thu hồi vốn, tài sản cho Nhà nước và nhân dân, đồng thời có thể làm gia tăng chi phí cơ cấu lại là không hoàn toàn đúng. Thông thường khi nhưng hành vi vi phạm của các cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng này ngoài tôi phạm theo quy định tại Điều 179 BLHS thì thường những cá nhân này không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Các hành vi phạm tội của các cá nhân phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng này đều là nhưng hành vi vi phạm rất nghiêm trọng và gây hậu quả lớn cho hoạt động của Ngân hàng.

Theo tôi lý do xảy ra các vụ hình sự trong hoạt động Ngân hàng lý do chính là do hệ thống quản lý và điều hành của các cán bộ Ngân hàng chứ không phải do Cơ quan điều tra đã hình sự hóa trong lĩnh vực Ngân hàng. Với tư cách là Luật sư chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc xử lý hình sự các hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng có dấu hiệu phạm tội gây thiệt hại lớn cho tài sản nhà nước, của nhân dân, để răn đe các hành vi khác có thể thực hiện trong tương lai.

Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng trong một số vụ việc cụ thể, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng vẫn diễn ra, vì vậy, các cơ quan chức năng cũng cần xem xét vụ việc một cách thấu đáo trước khi có quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố.

PV:Là một luật sư chuyên về lĩnh vực tài chính – ngân hàng theo ông thời gian qua chúng ta có hay hình sự hóa tội phạm kinh tế, nhất là lĩnh vực tài chính ngân hàng không? Nguyên nhân vì sao? (Xin chi tiết)

Luật sư trả lời: Theo tôi trong thời gian qua việc xử lý hình sự các tội phạm về kinh tế, nhất là lĩnh vực tài chính Ngân hàng không phải là việc hình sự hóa các hoạt động này.

Theo tôi trong thời gian gần đây có nhiều vụ án kinh tế, Ngân hàng bị xử lý Hình sự là do các hành vi phạm tội của các cá nhân đã bị Cơ quan Điều tra, Xét xử điều tra làm rõ một cách nghiêm minh, khách quan. Khi thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng bị đóng băng nên dẫn đến việc vỡ nợ của các chủ đầu tư trong các lĩnh vực này. Thời điểm này các cơ chế kiểm tra, giám sát của các hoạt động Ngân hàng mới phát hiện ra những lỗ hổng hoặc nhưng hành vi vi phạm như lừa đảo, gian dối của các cá nhân có liên quan đến hoạt động Ngân hàng gây thiệt hại rất lớn cho các Ngân hàng. Đến lúc thiệt hại là quá lớn mà các Ngân hàng không thể tự sử lý hoặc bị tố cáo, trình báo thì mới vỡ lỡ và các cơ quan điều tra đã vào cuộc để xác minh vụ việc có dấu hiệu tội phạm và thực hiện khởi tố hình sự.

Như vậy thực sự nguyên nhân các hoạt động Ngân hàng bị khởi tố hình sự do chính những hành vi phạm tội của các cá nhân có liên quan chứ không phải do việc hình sự hóa các hoạt động Ngân hàng.

Hiện nay có rất nhiều các hành vi có dấu hiệu hình sự nhưng các  Ngân hàng không thực hiện việc tố giác, trình báo…mà để tự giải quyết bằng việc đưa vào nợ khó đòi hay nợ xấu. Vì nếu vụ việc bị xem xét hình sự thì trách nhiệm liên đới đối với các cán bộ của Ngân hàng.

Một kho hàng được thế chấp cho nhiều Ngân hàng hoặc khi kiểm tra thì “lõi” hàng toàn giấy hoặc rác…? Đây là hành vi phạm tôi của các cá nhân trong đó có cán bộ ngân hàng nhưng các Ngân hàng không dám tố giác, trình báo mà để xử lý nội bộ.

PV:Kiến nghị của ông đối với vấn đề này như thế nào?

Luật sư trả lời: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động Ngân hàng một cách cụ thể vừa đảm bảo các Ngân hàng tự chủ hoạt động kinh doanh theo cơ chế chấp nhận rủi ro nhưng cũng có quy định xác định trách nhiệm cũng như xác định các hành vi vi phạm phải khởi tố hình sự để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.

Khi có một vụ việc về tài chính, ngân hàng, các cơ quan tư pháp như điều tra, viện kiểm sát và tòa án cần xem xét vụ việc một các thấu đáo, kỹ càng trên cơ sở tôn trọng quy định của pháp luật và cũng đảm bảo quyền và lợi ích của công dân.

Cần giải quyết vụ việc một cách dứt điểm, nhanh chóng và tránh để vụ việc kéo dài, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngân hàng nhà nước có Cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng để đảm bảo phát hiện những hành vi vi phạm của các cán bộ Ngân hàng liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Trình báo và tố giác những hành vi vi phạm pháp luật của các Ngân hàng mà có ý định để lại xử lý nội bộ gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, của nhân dân.

Chính các tổ chức Ngân hàng thực hiện đầy đủ và đúng quy trình cho vay, kiểm tra giám sát hoạt động của các cán bộ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng. Kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm của các cán bộ và trình báo Cơ quan có thẩm quyền những hành vi có dấu hiệu tội phạm chứ không được để lại xử lý nội bộ.