Nhãn hiệu tập thể Phật thủ Đắc Sở đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

0
508

Theo thông tin từ Báo đầu tư, từ lâu, trái Phật thủ của xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã nổi tiếng trên thị trường tiêu dùng bởi trái to, đẹp và chất lượng cao. Vào dịp tết, một trái Phật thủ có giá tới cả trăm ngàn đồng.

Tuy nhiên, chính vì nổi tiếng nên nhiều nơi đã giả danh Phật thủ Đắc Sở, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Để bảo hộ sản phẩm, vừa qua UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7010/QĐ-UBND, cho phép sử dụng tên địa danh “Đắc Sở” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Phật thủ.

Theo đó, Hội Sản xuất và Kinh doanh Phật thủ xã Đắc Sở sẽ được sử dụng tên địa danh “Đắc Sở” kèm theo bản đồ khu vực địa lý để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Phật thủ Đắc Sở” cho sản phẩm Phật thủ của xã.

Quyết định của UBND Thành phố cũng yêu cầu Hội Sản xuất và Kinh doanh Phật thủ xã Đắc Sở xây dựng bộ công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể như: Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy định sử dụng tem nhãn. Tổ chức quản lý việc sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu tập thể theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy chế, quy định, quy trình do Hội ban hành.

Phật thủ là giống cây ăn  quả thuộc chi cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng  của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản  địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả  phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ  quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.

Phật thủ có rất nhiều tác dụng trong y học và trong chăm sóc sắc đẹp. Quả Phật Thủ có chứa rất nhiều loại Vitamin, đường và chất khoáng.

Phật thủ có thể dùng được rất lâu, có thể được vài tháng trong điều kiện bình thường.

SBLAW tự hào là đơn vị tư vấn xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể trong kế hoạch thực hiện đề án phát triển cây ăn quà giá trị kinh tế cao năm 2014 trong đó có việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể Phật thủ Đắc Sở