Talkshow – Quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp.

0
493

Nhận lời mời của Ban biên tập kênh VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có buổi trao đổi với biên tập viên Huệ Chi về vấn đề quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn này:

BTV:“Sở hữu công nghiệp” là gì và đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp?

Luật sư: Sở hữu công nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu vang, ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột.

Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh.

Các tổ chức khi tham gia hoạt động sở hữu công nghiệp, thì (ngoài việc được bảo vệ sản phẩm sở hữu công nghiệp), có được quyền lợi gì ?

BTV: Khi tác giả sáng chế đã chuyển giao sản phẩm sở hữu công nghiệp cho đối tượng bảo hộ khác, thì có còn quyền tác giả nữa không? Ví dụ có còn được ghi tên tác giả vào trong văn bằng sản phẩm sở hữu công nghiệp? hoặc khi sản phẩm sở hữu công nghiệp đó bị sử dụng sai mục đích, tác giả có quyền khiếu nại?

Luật sư: Khi tác giả sáng chế đã chuyển giao sản phẩm sở hữu công nghiệp cho bên thứ 3 thì họ chỉ chuyển giao quyền tài sản, còn quyền nhân thân đối với sáng chế thì họ vẫn giữ.

Khi cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế cho tác giả thì ngoài tên của chủ sở hữu, tên của tác giả sáng chế vẫn được ghi trong văn bằng bảo hộ.

Bên cạnh đó, khi quyền nhân thân của tác giả bị xâm hại như làm sai lệch tên tác giả, vi phạm tính toàn vẹn của tác phẩm thì tác giả vẫn có quyền khởi kiện để bảo vệ tính toàn vẹn của tác phẩm.

BTV: Giả sử có 2 tác giả khác nhau cùng nhận sản phẩm sở hữu công nghiệp đó là của mình, vậy thì cách nào để xác định bản quyền tác giả? Và cách xử lý thế nào với người vi phạm bản quyền tác giả kia?

Luật sư trả lời: Khi cả 2 tác giả khác nhau đều cho rằng mình là tác giả của một sáng chế, ví dụ như thế thì ai là người đăng ký trước tại Cục SHTT là người được hưởng quyền sở hữu đối với sáng chế trước.

Vì vậy, khi các tác giả hoặc chủ sở hữu có sáng chế thì cần tiến hành đăng ký sớm để hưởng quyền ưu tiên.

BTV: Luật sư có thể bổ sung thêm, như thế nào thì Những hành vi nào trong việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Luật sư: Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, những hành vi sau sẽ không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

1) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tíchbị coi  là vi phạm về sở hữu công nghiệp? nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm; 

2) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;

3) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;

4) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;

5) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này;

6) Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ;

7) Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó;

8) Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

9) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

10) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;

11) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;

12) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

13) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.(Điều 125 Luật SHTT

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi trên.

BTV: Mức thu cho việc sở hữu công nghiệp ở đây là như thế nào? Và nhà nước đã dùng số tiền thu đó vào những mục đích gì?

Luật sư trả lời:  Khi chủ thể quyền muốn được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì cần tiến hành nộp lệ phí sở hữu công nghiệp.

Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được quy định theo Thông tư của Bộ Tài Chính, áp dụng vào từng thời kỳ.

Khoản phí và lệ phí sở hữu công nghiệp là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:

Cơ quan thu phí, lệ phí được trích 35% (ba mươi lăm phần trăm) số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp ngân sách Nhà nước, để trang trải các chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, lệ phí theo các nội dung, công việc

Định kỳ hàng tháng, cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán số tiền phí, lệ phí còn lại (65%) vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

BTV: Và điều cuối cùng chúng tôi muốn được trao đổi với ông, đó là Luật sư có cho rằng nước ta đã thực sự có 1 hành lang pháp lý phù hợp cho việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, việc mà nước ngoài (các nước phát triển) rất coi trọng?( Có điều gì hạn chế? Và giải pháp khắc phục? )

Luật sư: Hiện nay, Việt Nam đã có một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp và các quy định này tương đối tiệm cận với các quy định của thế giới.

Một vài quy định về xử phạt vi phạm hành chính hoặc một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng đã đều được sửa đổi và bổ sung.

Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam hiện nay là việc thực thi quyền trên thực tế còn nhiều hạn chế.

Việt Nam có rất nhiều hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp nhưng phần lớn việc xử lý đều bằng biện pháp hành chính, rất ít vụ việc được đưa ra xét xử bằng tòa án kinh tế.

Bên cạnh đó, có một thực trạng đó là hiện nay, nhiều đối tượng làm hàng giả hàng nhái rất tinh vi, họ không sản xuất và lưu kho mà chỉ sản xuất một lượng nhỏ, làm tới đâu tiêu thụ tới đó, điều này dẫn tới tình trạng rất khó trong việc phát hiện và xử lý trên thực tế