Các trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh không được tự in hóa đơn

0
427

Đó là các trường hợp: Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế;  doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP; tổ chức kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và tổ chức kinh doanh không đáp ứng được tất cả các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.

Quý khách có thể tìm hiểu chi tiết Nghị định số 51/2010/NĐ-CP tại đây

Cụ thể, thời hạn cấm sử dụng hóa đơn tự in, đặt in là 12 tháng kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong thời gian này các doanh nghiệp này phải mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành để sử dụng.

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010 ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2014.

Quý khách có thể tìm hiểu chi tiết Nghị định 04/2014/NĐ-CP tại đây

Ngoài ra, nghị định này cũng cho phép tổ chức kinh doanh được cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Trong đó, Nhà nước khuyến khích việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.