Có được tham gia tranh tụng khi không phải là luật sư?

0
447

Câu hỏi:

Tôi không phải là Luật sư (chỉ là người nhà) muốn tham gia tranh tụng tại Tòa án có được không? Nếu được cần phải làm những thủ tục gì?

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến câu hỏi của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Vì thông tin bạn đưa ra không đề cập rõ vụ án người nhà bạn cần phân xử là vụ án hình sự hay vụ án dân sự nên việc bạn muốn tham gia tranh tụng có thể chia làm 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Tranh tụng trong vụ án hình sự

Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về người bào chữa như sau:

Điều 35. Người bào chữa

1- Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo;

c) Bào chữa viên nhân dân.

2- Những người sau đây không được bào chữa:

Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó hoặc là người thân thích của người này;

Người tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.

3- Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một bị can, bị cáo.

4- Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án hoặc Hội đồng xét xử cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa”.

Như vậy, khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, bạn cần được cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể ở đây là Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án hoặc Hội đồng xét xử cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án. Khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, bạn cần xuất trình giấy yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác.

 Trường hợp 2: Tranh tụng trong vụ án dân sự

Căn cứ Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

  1. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;

d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an…”.

Như vậy, trong vụ án dân sự, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 2 Điều 75 của Bộ luật này, bạn đã có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích cho người nhà của bạn.