Anh em cùng cha khác mẹ kết hôn thì có đúng quy định pháp luật không?

0
623

Câu hỏi: Tôi và chồng kết hôn cách đây đã lâu nhưng gần đây mới có con. Con tôi sinh ra bị tật nguyền không lành lặn như những đứa trẻ khác. Vợ chồng tôi mới đi xét nghiệm thì mới biết 2 chúng tôi là anh, em cùng cha khác mẹ. Bố tôi lúc đó biết được nên đã yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn giữa tôi và chồng tôi. Nhưng vợ chồng tôi rất yêu thương nhau. Quý công ty cho hỏi, quan hệ hôn nhân của vợ chồng tôi có bị hủy không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật:

“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Dẫn chiếu Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Dẫn chiếu quy định tại các điểm a,b,c và d Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”

Về phương diện pháp luật, có thể thấy khi đăng ký kết hôn, bạn và chồng bạn đều đảm bảo đủ các điều kiện kết hôn nhưng sau đó phát hiện ra đã vi phạm điều kiện kết hôn: cấm hành vi “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòn máu trực hệ..”.

Tuy nhiên trên thực tế có thể Tòa án sẽ không hủy kết hôn trái luật trong trường hợp này mà sẽ khuyên hai bạn nên ly hôn.